Từ ngữ mang phong cách khẩu ngữ đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật của thể loại Ngâm khúc. Các tác giả Ngâm khúc đã sử dụng lớp từ này một cách rất linh hoạt, biến hóa và đem lại hiệu quả nghệ thuật rất cao cho tác phẩm. | 10, 2016 Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 10, SốTập 3, 2016, PHONG CÁCH KHẨU NGỮ VIỆT TRONG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT THỂ LOẠI NGÂM KHÚC NGUYỄN NGỌC QUANG* Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Quy Nhơn TÓM TẮT Từ ngữ mang phong cách khẩu ngữ đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật của thể loại Ngâm khúc. Các tác giả Ngâm khúc đã sử dụng lớp từ này một cách rất linh hoạt, biến hóa và đem lại hiệu quả nghệ thuật rất cao cho tác phẩm. Những từ ngữ này được các tác giả lựa chọn, đẽo gọt một cách công phu và đặt đúng vị trí trong câu thơ cho nên phần nhiều đều có khả năng biểu đạt rất to lớn, đáp ứng yêu cầu miêu tả một cách chân thực, sống động những biểu hiện tinh tế, phức tạp trong đời sống tâm tư của chủ thể trữ tình. Với việc sử dụng lớp từ này, các tác giả Ngâm khúc không chỉ thành công trong việc mở rộng chức năng biểu đạt của nó mà còn góp phần to lớn vào việc cá thể hóa tâm trạng của chủ thể trữ tình. Từ khóa: Phong cách khẩu ngữ, chức năng biểu đạt, ngôn ngữ nghệ thuật, thể loại ngâm khúc. ABSTRACT Vietnamese Oral Words in the System of Artistic Language in Elegies Oral words play an important role in the system of artistic language used in Vietnamese elegies. The authors used this type of words to achieve outstanding artistic effects in their process of creation. This type of words was chosen carefully and arranged skillfully by the authors to express their complex emotions and reflect the poetic character’s fine sensitiveness. By using this type of words, the authors achieved success in expanding their expressive function and in personalizating the poetic character’s feelings. Keywords: Verbal style, express function, artistic language, elegy. Đề cập đến ngôn ngữ nghệ thuật của thể loại Ngâm khúc, trong văn học trung đại Việt Nam, có ý kiến cho rằng, các tác giả Ngâm khúc là những người “sính Hán học” và do đó họ “hạn chế dùng từ thuần Việt” [1-146]. Đó là một nhận định mang tính chất cảm tính và không .