Bài viết trình bày các nội dung: Điều tra tình hình dịch tễ bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò tại tỉnh Lạng Sơn từ 2011 – 2015, xác định tỷ lệ dương tính huyết thanh học đối với các chủng virus lở mồm long móng đã và đang hiện diện ở Việt Nam (O, A, Asia 1) trên đàn trâu, bò tại Lạng Sơn, định type virus gây bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò tại Lạng Sơn và lựa chọn vacxin phù hợp để tiêm phòng cho gia súc. | KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 6 - 2016 MOÄT SOÁ ÑAËC ÑIEÅM DÒCH TEÃ VAØ ÑÒNH TYPE VIRUS GAÂY BEÄNH LÔÛ MOÀM LONG MOÙNG ÔÛ TRAÂU, BOØ TREÂN ÑÒA BAØN TÆNH LAÏNG SÔN 2011 - 2015 Đàm Thị Phương Mai, Đặng Xuân Bình Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên TÓM TẮT Từ 2011 đến 2015 tại Lạng Sơn, dịch lở mồm long móng (LMLM) ở trâu bò đã xảy ra liên tục trên địa bàn của 11 huyện, thị của tỉnh. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh LMLM bình quân là 1,26%/ năm, trong đó trâu mắc 1,39%/năm, bò mắc 0,75%/năm. Năm 2011 trâu, bò mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất (5,3%). Nguồn bệnh LMLM chủ yếu là từ trâu, bò mắc bệnh sau khi được điều trị đã khỏi về triệu chứng lâm sàng nhưng vẫn mang trùng và bài thải mầm bệnh ra ngoài môi trường. Tỷ lệ nhiễm virus LMLM trong tự nhiên ở trâu, bò toàn tỉnh bình quân 33,23%, trong đó cao nhất ở huyện Bắc Sơn (66,66%), Văn Quan (50%), Tràng Định (32,88%) và Bình Gia (28,57%). Virus LMLM gây bệnh tại Lạng Sơn có 2 type: O và A, chưa thấy xuất hiện type Asia1 như một số địa phương khác ở Việt Nam. Do vậy, vacxin phù hợp sử dụng để tiêm phòng cho trâu bò là Aftovax Bivalent (nhị giá) 2 type O, A. Trâu, bò sau khi tiêm vacxin LMLM đã có đáp ứng miễn dịch 100%. Tại thời điểm 30 ngày sau tiêm phòng, tỷ lệ bảo hộ đạt từ 86,6% đến 100%. 6 tháng sau tiêm phòng vacxin mũi thứ 1, cần tiêm nhắc lại lần thứ 2 để đảm bảo việc phòng chống dịch LMLM ở trâu, bò. Từ khóa: Trâu bò, Bệnh lở mồm long móng, Đặc diểm dịch tễ, Type, Vacxin Some epidemic characteristics and typing of FMD virus in Lang Son province from 2011 to 2015 Dam Thi Phuong Mai, Dang Xuan Binh SUMMARY From 2011 to 2015, in Lang Son province, Viet Nam, foot and mouth disease (FMD) occurred in 11 districts and town. On average, of the buffaloes and cattle were infected with FMD per year. Of which, the infection rate of buffaloes was and cattle was . In 2011, the infection rate of buffaloes and cattle was highest (). The main source of FMDV was from the infected buffaloes and cattle, which .