Bài viết trình bày thực trạng quản lí đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS huyện An Lão, TP. Hải Phòng theo tiếp cận năng lực. Để nắm nội dung . | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 16-20; 47 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC SƠ SỞ HUYỆN AN LÃO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Nguyễn Thế Viễn - Trường Trung học cơ sở Trường Thọ, huyện An Lão, TP. Hải Phòng Ngày nhận bài: 25/05/2018; ngày sửa chữa: 27/05/2018; ngày duyệt đăng: 29/05/2018. Abstract: This study was conducted on 196 agents including administrators, teachers and students at three secondary schools in An Lao district, Hai Phong city with methods of questionnaire, expert evaluation and interview. The results show that the management of student’s learning outcomes assessment towards competence approach at secondary schools in the district has gained achievements, however, effectiveness of the management has not meet the requirements of the education. The article has shown the effectiveness of student’s learning outcomes in terms of planning, implementation methods and application of information technology in management. Also, the article points out difficulties in implementing this activity at secondary schools. Keywords: Evaluation, student’s learning outcomes, competence approach. 1. Mở đầu Kiểm tra, đánh giá là một khâu rất quan trọng, không thể tách rời của quá trình dạy học. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (KQHT) của học sinh (HS), trong những năm qua, bên cạnh việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, Bộ GD-ĐT tạo đã tập trung chỉ đạo đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá HS nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung học. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực (TCNL) của người học, do đó phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang đánh giá năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, coi trọng cách đánh giá KQHT với đánh giá .