Xuất phát từ thực trạng trạng đội ngũ cán bộ quản lí và phát triển đội ngũ này ở các trường trung học cơ sở quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đề xuất 7 biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí ở các trường này phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 48-53; 78 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÍ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Văn Quí - Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 9, TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 08/05/2018; ngày sửa chữa: 10/05/2018; ngày duyệt đăng: 15/05/2018. Abstract: The article presents situation of developing educational managers at secondary schools in District 9, Ho Chi Minh City. Based on this situation, the article proposes measures to develop managerial staff for the secondary schools in line with actual conditions of localities in order to meet the requirements of education reform. Keywords: Measures, managerial staff, secondary schools, District 9. 1. Mở đầu Những năm gần đây, vấn đề phát triển nguồn nhân lực đang được các quốc gia trên thế giới quan tâm hàng đầu, trong đó có Việt Nam, bởi lẽ đây là chìa khóa để Việt Nam tăng trưởng, phát triển và cạnh tranh hiệu quả trong kỉ nguyên của kinh tế tri thức và toàn cầu hóa, đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao được xem là một trong ba khâu đột phá của chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 20112020. Xác định tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với việc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đặt GD-ĐT ở vị trí quan trọng thiết yếu, là nhân tố quyết định để thúc đẩy sự phát triển một quốc gia, một dân tộc; là tiền đề cơ bản nhất nhằm phát huy nguồn lực con người để phát triển KT-XH. Nhiều năm qua, ngành GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh, trong đó có giáo dục tại quận 9 đã có những nỗ lực không ngừng để bồi dưỡng, phát triển nhân tài - nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố trong tương lai. Điều này cho thấy vai trò của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí (CBQL) trong công tác đào tạo, bồi dưỡng là không thể thiếu. Song, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lí chất lượng đào tạo, chất lượng đội ngũ ở các đơn vị vẫn còn những hạn chế, yếu kém,