Bài viết trình bày khái lược về cuộc cách mạng công nghiệp và những vấn đề đặt ra, thời cơ và thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp đặt ra đối với các trường đại học trong giai đoạn hiện nay, vai trò và thời cơ đặt ra đối với đội ngũ giảng viên trẻ tại các trường đại học trong giai đoạn hiện nay. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường đại học cho đội ngũ giảng viên trẻ trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp . | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 90-93 CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP - THỰC TIỄN VÀ THÁCH THỨC ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRẺ Phạm Ngọc Trang - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ngày nhận bài: 24/05/2018; ngày sửa chữa: 26/05/2018; ngày duyệt đăng: 28/05/2018. Abstract: The Fourth Industrial Revolution brings many opportunities for Vietnam to accelerate industrialization and modernization. However, we are facing many challenges in socio-economic development in general and the education in particular. To take the advantages of this trend, the education of Vietnam must change comprehensively and fundamentally. Moreover, this revolution requires young lectures to change their mind and methods of teaching to train high quality human resources, meeting requirements of labour market in current period. Keywords: The fourth Industrial Revolution, education, innovation, challenges. 1. Mở đầu Cho đến nay, thế giới đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN). Cuộc CMCN đầu tiên xuất phát từ thế kỉ XVIII khi người ta biết dùng hơi nước và máy móc để thay cho sức người, sau đó đến lượt điện - dây chuyền sản xuất và các mô hình sản xuất quy mô lớn ra đời tạo nên cuộc cách mạng thứ 2. Khi máy tính ra đời vào những năm 1970, bắt đầu cho một loạt thay đổi về cách người ta xử lí thông tin và tự động hóa bằng robot, cuộc cánh mạng thứ 3 được xướng tên. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta có cuộc CMCN , hay còn gọi là Industry . Sự thay đổi nhanh chóng do cuộc cách mạng này mang lại đã tạo ra nhiều thay đổi về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực ấy không chỉ cần kiến thức, kinh nghiệm mà còn cần có khả năng giải quyết nhanh các vấn đề thực tiễn và tư duy sáng tạo. Muốn bắt kịp xu hướng này, ngành GD-ĐT cần phải có những thay đổi toàn diện để phù hợp với xu thế mới vì cuộc cách mạng này đang đặt ra những thực tiễn, thách thức đối với các trường đại học (ĐH) và đội ngũ giảng