Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học theo tiếp cận năng lực cho sinh viên sư phạm

Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học theo tiếp cận năng lực cho sinh viên sư phạm là một việc làm cần thiết trong quá trình hình thành kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên trước khi ra trường, nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn dạy học ở nhà trường phổ thông. Bài viết đề cập một số biện pháp rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học theo tiếp cận năng lực cho sinh viên sư phạm. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 149-152 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG THIẾT KẾ BÀI HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Trần Thị Loan - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Ngày nhận bài: 06/05/2018; ngày sửa chữa: 08/05/06/2018; ngày duyệt đăng: 10/05/2018. Abstract: Developing the skills of designing lessons towards capacity-based approach for pedagogical students is required to improve the professional competence for the perspective teachers to meet requirements of reality at schools. The article proposes some methods to train skills of designing lessons towards competence-based approach for pedagogical students. Keywords: Skill, competence approach, skill, lessons, design. 1. Mở đầu Hiện nay, đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo kĩ năng (KN) là một cuộc cách mạng mới tại các trường đại học sư phạm. Thực tiễn cho thấy, KN thiết kế bài học là một trong những KN nghề quan trọng của sinh viên (SV) khi ra trường. Tuy nhiên, việc rèn luyện KN thiết kế bài học cho SV vẫn là một khâu còn nhiều hạn chế, bất cập: nhiều SV ra trường chưa thuần thục trong việc chuẩn bị bài giảng; chưa biết phối hợp nhịp nhàng các thao tác sư phạm, việc thiết kế bài học thường chỉ dừng lại ở mức độ mô phỏng các thao tác của giáo viên hướng dẫn, chưa có sự sáng tạo. Mặt khác, việc đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa đang đặt ra yêu cầu đổi mới cho giáo viên. Phát triển chương trình dạy học theo tiếp cận năng lực (NL) đã và đang hiện hữu như là một xu thế toàn cầu và tất yếu trong nhà trường ở mọi cấp học và là một cách tốt để nâng cao chất lượng giáo dục. Điều này khuyến khích sự sáng tạo của người dạy, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cao hơn trong năng lực của người giáo viên. Thực tế dạy học tại các trường đại học sư phạm đã có nhiều thay đổi trong chương trình và cấu trúc module theo phương pháp tiếp cận năng lực. Để dạy học theo các chương trình này, giảng viên (GV) phải tổ chức quá trình dạy học theo tiếp cận năng lực từng công việc để SV .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.