Tư tưởng giáo dục của nhà nho Nguyễn Đức Đạt với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên

Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc. Tư tưởng giáo dục của nhà nho Nguyễn Đức Đạt gắn liền với giáo dục thanh niên, với quan điểm học là vì mình, học không phải để làm quan Vì thế tư tưởng của ông để lại nhiều bài học có ý nghĩa về mặt lí luận và thực tiễn giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 262-265 TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA NHÀ NHO NGUYỄN ĐỨC ĐẠT VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN Trần Thị Nhẹn - Học viện Hải quân Ngày nhận bài: 10/05/2018; ngày sửa chữa: 12/05/2018; ngày duyệt đăng: 25/05/2018. Abstract: Young generation is an important social force and is considered the determined factor for the development and future of our nation. Therefore, moral education for the youth is required. In this article, author presents educational thoughts of Confucian scholar Nguyen Duc Dat on moral education for the youth with the viewpoint that learning is for oneself, learning not to be mandarin. The thoughts of Nguyen Duc Dat leave many meaningful lessons theorically and practically for young generation education in Vietnam today. Keywords: Confucian scholar Nguyen Duc Dat, moral education, youth. 1. Mở đầu Nhận thức được vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của con người và xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối, chính sách đổi mới và phát triển giáo dục. Kết quả là, nền giáo dục nước ta đã có sự chuyển biến cả về số lượng, chất lượng và hoạt động xã hội hóa giáo dục có những phát triển mới, góp phần to lớn vào việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự phát triển KT-XH đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn tồn tại những yếu kém, bất cập, những khó khăn, thử thách đối với nền giáo dục nước ta nói chung và giáo dục đạo đức cho thanh niên, học sinh nói riêng. Vì thế, một việc làm cần thiết đối với việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện nền giáo dục là phải tiếp thu những tinh hoa, những tư tưởng giáo dục hiện đại của thế giới, nhưng đồng thời phải biết kế thừa, phát huy những giá trị trong tư tưởng giáo dục và nền giáo dục truyền thống của dân tộc. Một trong những tư tưởng cần phải được kế thừa đó không thể không nhắc đến tư tưởng giáo dục của Nguyễn Đức Đạt - một nhà Nho, nhà giáo ưu tú của Việt Nam thế kỉ XIX. Điều này góp phần .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.