Sinh viên là lực lượng lao động chính, chủ nhân của đất nước trong tương lai nên rất cần có năng lực giải quyết vấn đề để làm chủ mọi hoạt động học tập và thực tế cuộc sống. Do vậy, trong giáo dục các môn học ở bậc đại học, cao đẳng nói chung, và trong dạy học môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, phần Kinh tế chính trị nói riêng cũng cần phải hướng đến phát triển năng lực này. Bài viết tập trung nghiên cứu về vấn đề này. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 270-272; 257 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC MÔN NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN Nguyễn Thị Minh Châu - Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh Ngày nhận bài: 25/04/2018; ngày sửa chữa: 05/05/2018; ngày duyệt đăng: 15/05/2018. Abstract: Problem solving is one of the core competencies in training and developing competences for students. Young generation is the main labour force of our nation in the future. With ability of solving problems, students can master all activities in learning and in the real life. In this article, author mentions development of problems solving ability for students in teaching the module Basic Principle of Marxism - Leninism (Political Econnomy). Keywords: Competence, problem solving ability, principles of Marxism - Leninism, political economy. 1. Mở đầu Giải quyết vấn đề (GQVĐ) là một trong những năng lực cốt lõi, quan trọng cần rèn luyện và phát triển cho người học ở các cấp học. Người được coi là có năng lực GQVĐ trước hết phải có kiến thức, sự hiểu biết thực sự đúng đắn về bản chất của vấn đề cần giải quyết và phải vận dụng tư duy nhanh nhạy, mềm dẻo, linh hoạt trong GQVĐ. Sinh viên (SV) là lực lượng lao động quan trọng, chủ nhân của đất nước trong tương lai nên rất cần có năng lực GQVĐ để làm chủ mọi hoạt động học tập và những vấn đề thực tế trong cuộc sống. Do vậy, trong dạy học các môn học ở bậc cao đẳng nói chung và trong môn Những nguyên lí cơ bản (NNLCB) của chủ nghĩa Mác Lênin, phần Kinh tế chính trị (KTCT) nói riêng cũng cần phải hướng đến phát triển năng lực này cho SV. 2. Nội dung nghiên cứu . Khái niệm Năng lực GQVĐ là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, cảm xúc để giải quyết những tình huống vấn đề mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường. Nó biểu hiện dưới dạng cấu trúc với các năng lực thành phần, gồm: nắm vững tri thức,