Đánh giá thực trạng giáo dục lòng nhân ái cho học sinh Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, thành phố Hà Nội thông qua hoạt động nhân đạo

Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu khảo sát thực trạng giáo dục lòng nhân ái cho học sinh trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, thành phố Hà Nội thông qua hoạt động nhân đạo trong những năm qua. Đây là những căn cứ quan trọng làm cơ sở thực tiễn đề xuất các biện pháp giáo dục phù hợp. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 287-292 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ & TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN TẤT THÀNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO Vũ Thị Hiệp - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ngày nhận: 18/04/2018; ngày sửa chữa: 28/04/2018; ngày duyệt đăng: 02/05/2018. Abstract: This article presents some research findings about the current status of humanity education for students at Nguyen Tat Thanh Secondary & High School, Ha Noi through humanitarian activities in recent years. Also, the article points out the shortcomings in the humanity education for students at the school. Therefore, these findings can be seen the theoretical basis to propose appropriate educational recommendations to improve effectiveness of this activity. Keywords: Humanity education, humanitarian activities, moral education. 1. Mở đầu Lòng nhân ái (LNA) là biểu hiện cao đẹp của con người, là cái gốc của đạo đức và nền tảng của luân lí xã hội. Một con người có LNA là phải biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc những người thân yêu nhất của mình. LNA đã trở thành nét đẹp truyền thống Việt Nam với tinh thần “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”,. Hiện nay trong vấn đề giáo dục (GD) tại trường học cho học sinh (HS) còn rất nhiều bất cập, chẳng hạn như tình hình vi phạm nội quy nhà trường trong GD, tình hình vi phạm pháp luật như tham gia vào các tệ nạn xã hội, gây mất trật tự an ninh hay đánh nhau, bỏ học. [1] vẫn diễn ra khá phổ biến trong thời gian gần đây. Nguyên nhân của các sự việc nêu trên là do: Thiếu sự quan tâm của gia đình, bản thân HS không có sự rèn luyện tốt, tác động tiêu cực của bạn bè, sự ảnh hưởng của khoa học công nghệ như internet, games. Đây thực sự là vấn đề rất đáng quan tâm của HS để phụ huynh học sinh (PHHS) cùng giáo viên (GV) có thể xem lại các biện pháp GD đạo đức của nhà trường cho HS. Bài viết này trình bày kết quả khảo sát thực trạng GD LNA cho HS trong Trường

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.