Việc sử dụng những biểu thức ngôn ngữ có chứa động từ chỉ hoạt động nhận thức, điển hình như cấu trúc “Tôi + động từ nhận thức + mệnh đề” có thể làm xuất hiện hàm ngôn quy ước, nhờ đó người nghe thấy được tình trạng hiểu biết, tính logic, sự đúng đắn trong phát ngôn của người nói. | HÀM NGÔN QUY ƯỚC CỦA MỘT SỐ BIỂU THỨC NGÔN NGỮ CÓ CHỨA ĐỘNG TỪ NHẬN THỨC TRONG TIẾNG VIỆT NGUYỄN THỊ THU HÀ Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Email: hanhphung1982@ Tóm tắt: Khi chúng ta phát ngôn, bên cạnh nội dung ngữ nghĩa thì hình thức cấu trúc là những “đầu mối” cung cấp cho người nghe nên hiểu phát ngôn như thế nào. Việc sử dụng những biểu thức ngôn ngữ có chứa động từ chỉ hoạt động nhận thức, điển hình như cấu trúc “Tôi + động từ nhận thức + mệnh đề” có thể làm xuất hiện hàm ngôn quy ước, nhờ đó người nghe thấy được tình trạng hiểu biết, tính logic, sự đúng đắn trong phát ngôn của người nói. Vận dụng lí thuyết của Grice (1975) về hàm ngôn, chúng tôi nghiên cứu hàm ngôn quy ước của các biểu thức ngôn ngữ bao gồm “Tôi + động từ nhận thức + mệnh đề”. Từ khóa: hàm ngôn quy ước, biểu thức ngôn ngữ, động từ nhận thức 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong giao tiếp, với khả năng “lựa lời” chúng ta có thể chuyển tải được nhiều thông tin hơn so với bề mặt câu chữ, đó chính là thông tin hàm ngôn. Để tạo hàm ngôn quy ước, những cấu trúc ngôn ngữ như: Tôi nghĩ/ tin/ đoán, có thể là một sự lựa chọn đúng đắn và hiệu quả. Sở dĩ như vậy là bởi, bấy giờ người nói không cần phải viện dẫn bằng chứng một cách dài dòng, không cần luận giải mức độ phù hợp của phát ngôn trong từng ngữ cảnh. . Hàm ngôn quy ước (conventional implicatures) Grice (1975) chia hàm ngôn thành hai loại: hàm ngôn quy ước và hàm ngôn hội thoại. Đỗ Hữu Châu (2009) đã diễn dịch quan niệm của Grice như sau: “Hàm ẩn (hàm ngôn) quy ước là những ý nghĩa hàm ẩn được diễn đạt bởi các tín hiệu quy ước - tức các yếu tố thuộc cấu trúc hình thức của ngôn ngữ. Người nghe để nắm bắt được chúng phải suy ý từ ý nghĩa của các phương tiện ngôn ngữ này.” [1, ]. Thực chất của hàm ngôn là nói mà coi như không nói, nghĩa là “nói một cái gì đó mà không vì thế nhận trách nhiệm là đã có nói, nghĩa là nó có được hiệu lực của nói năng, vừa có được sự vô can của im lặng.” (Ducrot 1972, dẫn theo Hoàng Phê .