Kiểm soát tiếng ồn tích cực sử dụng mạng nơron mờ loại 2

Nguyên lí chung của các hệ thống kiểm soát tiếng ồn tích cực (active noise control - ANC) là tạo ra tiếng ồn thứ cấp có cùng biên độ nhưng ngược pha với tiếng ồn sơ cấp sao cho tiếng ồn sơ cấp và tiếng ồn thứ cấp triệt tiêu lẫn nhau tại vùng cần kiểm soát tiếng ồn. Hình 1 trình bày hệ thống ANC hồi tiếp trong đó bộ điều khiển có nhiệm vụ tạo ra tiếng ồn thứ cấp có cùng biên độ nhưng ngược pha với tiếng ồn sơ cấp tại micro tổng hợp. Mời các bạn tham khảo! | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 48, số 2, 2010 Tr. 11-22 KIỂM SOÁT TIẾNG ỒN TÍCH CỰC SỬ DỤNG MẠNG NƠRON MỜ LOẠI 2 HUỲNH VĂN TUẤN, TRẦN QUỐC CƯỜNG, DƯƠNG HOÀI NGHĨA, NGUYỄN HỮU PHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU Nguyên lí chung của các hệ thống kiểm soát tiếng ồn tích cực (active noise control - ANC) là tạo ra tiếng ồn thứ cấp có cùng biên độ nhưng ngược pha với tiếng ồn sơ cấp sao cho tiếng ồn sơ cấp và tiếng ồn thứ cấp triệt tiêu lẫn nhau tại vùng cần kiểm soát tiếng ồn. Hình 1 trình bày hệ thống ANC hồi tiếp trong đó bộ điều khiển có nhiệm vụ tạo ra tiếng ồn thứ cấp có cùng biên độ nhưng ngược pha với tiếng ồn sơ cấp tại micro tổng hợp. Nguồn tiếng ồn Loa sơ cấp Micro tổng hợp Loa thứ cấp Bộ điều khiển Fuzzy neural Hình 1. Hệ thống ANC hồi tiếp Kết quả nghiên cứu về các hệ thống ANC tuyến tính dùng lọc FIR có thể tìm thấy trong [1]. Gần đây nhiều tác giả đã đề xuất các phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề phi tuyến trên đường truyền thứ cấp: [6] sử dụng mạng truyền thẳng nhiều lớp, [7, 9] giới thiệu ứng dụng của mạng hàm cơ sở xuyên tâm (radial basis function - RBF), [8] sử dụng mạng neuron mờ. Mặt khác gần đây các tập mờ loại hai đã được phát triển [9, 10]. Khác với tập mờ loại một, tập mờ loại hai được biểu diển bởi các hàm thành viên bất định và do đó cho phép mô tả tốt hơn các đại lượng bất định. Mục tiêu của bài báo này là giới thiệu hệ thống ANC hồi tiếp thích nghi dùng mạng nơron mờ loại 2. Giải thuật cập nhật trực tuyến các trọng số của mạng được xác định dùng phương pháp giảm độ dốc (steepest descent). Điều kiện hội tụ của giải thuật được thiết lập dựa vào lý thuyết ổn định Lyapunov. Phần còn lại của bài báo được bố cục như sau: phần 2 giới thiệu sơ lược mạng nơron mờ loại 2 dạng khoảng, phần 3 trình bày hệ thống ANC hồi tiếp dùng mạng nơron mờ loại 2, phần 4 trình bày các kết quả mô phỏng, trong đó phương pháp dùng mạng nơron mờ loại 2 được so sánh với các phương pháp khác như lọc FIR, mạng perceptron, mạng nơron mờ loại 1. Phần 5 kết luận bài .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.