Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định loại môi trường khoáng, các chất điều tiết sinh trưởng cũng như chất bổ sung phù hợp nhất cho quá trình nhân nhanh cây lan hoàng thảo sáp nhằm góp phần vào công tác bảo tồn loài lan rừng Việt Nam cũng như hướng tới việc nhân nhanh cây con phục vụ thương mại hóa loài hoa đẹp và có giá trị thẩm mĩ cao này. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 48, số 5, 2010 Tr. 89-95 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG LOÀI LAN HOÀNG THẢO SÁP (DENDROBIUM CREPIDATUM LINDL. & PAXT.) IN VITRO NGUYỄN VĂN KẾT, NGUYỄN VĂN VINH 1. GIỚI THIỆU Ở Việt Nam, Dendrobium có đến 100 loài, xếp trong 14 tông, được phân biệt bằng thân (giả hành), lá và hoa [2]. Nhiều loài lan rừng Việt Nam đặc biệt là các loài thuộc chi Dendrobium cho hoa đẹp, màu khảm, tạo nên một tổ hợp và màu sắc rất phong phú; hoa có hương thơm, lâu tàn, chùm hoa nở kéo dài từ 1 – 2 tháng mới hết hoa nên rất được khách hàng ưa chuộng và với tình trạng thu hái, buôn bán lan rừng trái phép phổ biến như hiện nay sẽ dẫn đến nguy cơ làm mất nguồn gien lan rừng trong một tương lai gần. Việc nghiên cứu nhân giống cây lan cây lan hoàng thảo sáp (Dendrobium crepidatum Lindl.& Paxt.) sẽ góp phần vào công việc bảo tồn các nguồn gen lan rừng của Việt Nam. Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu vi nhân giống cây Dendrobium đã được báo cáo [3, 4, 9, 12, 14, 18, 23, 24]. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về việc nhân giống in vitro loài lan giả hạc này. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định loại môi trường khoáng, các chất điều tiết sinh trưởng cũng như chất bổ sung phù hợp nhất cho quá trình nhân nhanh cây lan hoàng thảo sáp nhằm góp phần vào công tác bảo tồn loài lan rừng Việt Nam cũng như hướng tới việc nhân nhanh cây con phục vụ thương mại hóa loài hoa đẹp và có giá trị thẩm mĩ cao này. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . Đối tượng nghiên cứu Hình 1. Cây phong lan hoàng thảo sáp (Dendrobium crepidatum Lindl.& Paxt.) 89 Thí nghiệm được tiến hành trên cây lan hoàng thảo sáp (Dendrobium crepidatum Lindl.& Paxt.) phân bố tại rừng Nam Cát Tiên thuộc tỉnh Lâm Đồng (hình 1). Mẫu cấy là các chồi 0,5 cm - 0,6 cm tách từ các cây con gieo in vitro. . Phương pháp nghiên cứu Chồi 0,5 cm - 0,6 cm cây lan hoàng thảo sáp được sử dụng để khảo sát ảnh hưởng của nồng độ khoáng lên sự sinh trưởng của cây. Thí nghiệm được khảo nghiệm trên 4