Thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường tiểu học quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu được tiến hành trên 100 cán bộ quản lí và giáo viên nhằm tìm hiểu thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường tiểu học quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy, vấn đề quản lí xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường tiểu học này vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Đây sẽ là cơ sở cho việc đề xuất những biện pháp quản lí phù hợp với đặc thù của địa phương này. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 34-38 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Cao Thị Thu Hiền - Trường Tiểu học Chi Lăng, phường 11, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 15/05/2018; ngày sửa chữa: 03/06/2018; ngày duyệt đăng: 10/06/2018. Abstract: This study was conducted on 100 administrators and teachers to survey situation of building school culture at primary schools in Go Vap District, Ho Chi Minh City. The results show that the management of building school culture at these primary schools has still remained some limitations. Therefore, the analysis of the situation will be the basis for proposing management measures in line with practical situation of this district. Keywords: Situation, school culture, primary school. 1. Mở đầu Xây dựng văn hóa nhà trường (VHNT) là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Vấn đề này đã, đang trở thành xu hướng chung của giáo dục quốc tế cũng như ở Việt Nam. Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học [1] đặc biệt chú trọng đến đánh giá phẩm chất học sinh bởi đây chính là nền tảng ban đầu giúp các em hình thành nhân cách cho bản thân. Điều đó chứng tỏ rằng, tập trung vào xây dựng VHNT chính là đã góp phần vào việc nâng cao phẩm chất của người học. Vậy, các nhà trường phải quản lí tốt văn hóa học đường mà chủ thể là hiệu trưởng cần xây dựng mỗi trường học trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục. Tuy nhiên, việc xây dựng VHNT được thực hiện tốt hay không phụ thuộc không chỉ của riêng nhà quản lí mà còn rất nhiều các lực lượng khác. Để có những biện pháp xây dựng VHNT hiệu quả trên một địa bàn mang tính đặc thù tương đối, cần xuất phát từ thực trạng của vấn đề. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng xây dựng VHNT ở các trường tiểu học quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh. 2. Nội dung nghiên cứu . Khái niệm “xây dựng văn hóa nhà trường tiểu học” Theo Trần Văn Dàng, “VHNT được hiểu là tập hợp .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.