Quản lí nhà nước về giáo dục trong nền kinh tế thị trường là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Từ đó, tạo nên diện mạo mới cho sự phát triển của hệ thống giáo dục ở nước ta nhằm từng bước hình thành thị trường giáo dục có định hướng trong phát triển nguồn nhân lực. Bài viết nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp quản lí nhà nước về giáo dục trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 115-118 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Lê Thị Thanh Trà - Phạm Thị Thanh Thủy Trường Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương Ngày nhận bài: 10/06/2018; ngày sửa chữa: 16/06/2018; ngày duyệt đăng: 25/06/2018. Abstract: The development of the market economy in our country has created new resources for the economic development. However, it also raises new demands for the diversity of education and training of population classes in the society. The subsidized policies on education have been backwards to requirements of economic development in current period. Therefore, State management of education in the socialist-oriented market economy is an urgent requirement with aim to create a new look for the development of the education system in Vietnam and gradually establish a market-oriented education in human resource development. Keywords: Education, market economy, State management, socialist-oriented market economy. 1. Mở đầu GD-ĐT được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, coi đó là chìa khóa để thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nghị quyết 29/NQ-TW Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đã nhấn mạnh: “Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển GD-ĐT” [1]. Trong những năm qua, sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm của cả xã hội, nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, nhà quản lí (QL), nhà khoa học, sự nghiệp GD-ĐT, khoa học và công nghệ nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng về quy mô, chất lượng giáo dục các cấp; công tác QL; đội ngũ nhà giáo; công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; tiềm lực khoa học và công nghệ; thị trường và các dịch vụ khoa học công nghệ; hợp tác quốc tế Tuy nhiên, bên cạnh đó chất lượng GD-ĐT còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót và yếu kém, nhất là đào tạo .