Tổ chức xã hội và sự cố kết cộng đồng trong sử thi Xơ Đăng

Sử thi Xơ Đăng chứa đựng nhiều nội dung như lịch sử, xã hội, văn hóa của người dân Xơ Đăng. Bài viết sẽ làm nổi bật các đặc điểm tổ chức xã hội và sự cố kết cộng đồng bền chặt được phản ánh trong bộ sử thi của dân tộc này. | TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 7, Số 4, 2017 447–460 447 TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ SỰ CỐ KẾT CỘNG ĐỒNG TRONG SỬ THI XƠ ĐĂNG Lê Ngọc Bínha* Khoa Ngữ văn và Văn hóa học, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam a Lịch sử bài báo Nhận ngày 15 tháng 05 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 02 tháng 10 năm 2017 | Chấp nhận đăng ngày 09 tháng 10 năm 2017 Tóm tắt Sử thi Xơ Đăng chứa đựng nhiều nội dung như lịch sử, xã hội, văn hóa của người dân Xơ Đăng. Bài viết sẽ làm nổi bật các đặc điểm tổ chức xã hội và sự cố kết cộng đồng bền chặt được phản ánh trong bộ sử thi của dân tộc này. Từ khóa: Cộng đồng; Dân tộc; Sử thi; Xã hội. 1. DẪN NHẬP Các Hơ m’uan - sử thi Xơ Đăng được giới thiệu gần đây là sản phẩm của Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên do Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên thực hiện từ năm 2001, đã công bố 06/106 tác phẩm sử thi Xơ Đăng sưu tầm được ở Kon Tum. Tuy vậy, so với sử thi các dân tộc bản địa Tây Nguyên thì sử thi Xơ Đăng được tiến hành sưu tầm và nghiên cứu muộn hơn đã đặt ra yêu cầu cần phải có những công trình nghiên cứu về sử thi của dân tộc Xơ Đăng để sử thi dân tộc này tránh khỏi sự mai một, quên lãng. Về nghiên cứu nội dung và nghệ thuật sử thi Xơ Đăng mới chỉ có một vài bài nghiên cứu nhỏ lẻ, mang tính nhận diện, việc sử dụng lý thuyết liên ngành để nghiên cứu bộ sử thi này còn rất hạn chế cho nên nhiều nội dung như văn hóa, lịch sử, xã hội, còn đang bị bỏ ngỏ. Do vậy sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành để nghiên cứu sử thi là việc cần kíp, ở đây là sử dụng liên ngành Văn học - Sử học, Văn học - Văn hóa học, Văn học - Xã hội học, Văn học - Dân tộc học, Văn học - Sinh thái học để nghiên cứu các tác phẩm sử thi. Bài * Tác giả liên hệ: Email: binhln@ 448 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] nghiên cứu sử dụng kinh nghiệm của nhiều ngành khoa học để

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.