Bài viết khái quát tiềm năng du lịch tâm linh cũng như xác định sản phẩm du lịch tâm linh đặc trưng của tỉnh An Giang. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tâm linh ở An Giang hiện nay. | An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 86 – 96 PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH Ở AN GIANG HIỆN NAY Võ Văn Thắng1, Mai Thị Minh Thuy1, Trần Xuân Hải2, Nguyễn Thị Ngọc Thơ1 1 Trường Đại học An Giang UBKT Thành phố Châu Đốc, An Giang 2 Thông tin chung: Ngày nhận bài: 01/07/2017 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 22/07/2017 Ngày chấp nhận đăng: 08/2017 Title: The development of spiritual tourism in An Giang province Keywords: Spiritual tourism, religions, beliefs, festivals Từ khóa: Du lịch tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội ABSTRACT Based on the clarification of the concepts of spiritual tourism and its characteristics, the authors have focused on defining potentialities, activities and products of unique spiritual tourism in An Giang province through the specifically cultural geography, diversed religions and beliefs of the province in the Mekong Delta area. Also, the authors analyze the status of spiritual tourism activities by different ways, then propose some basic solutions to develop this type of tourism that is considered the current potential development of An Giang. TÓM TẮT Trên cơ sở làm rõ khái niệm du lịch tâm linh và đặc trưng của nó, nhóm tác giả tập trung làm rõ tiềm năng, hoạt động và sản phẩm du lịch tâm linh độc đáo ở An Giang với đặc thù địa văn hóa của một tỉnh đa dạng nhất về tôn giáo, tín ngưỡng ở Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời nhóm tác giả cũng phân tích thực trạng của hoạt động loại hình du lịch tâm linh từ nhiều góc độ khác nhau, qua đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển loại hình du lịch này như là một thế mạnh của An Giang hiện nay. ĐẶT VẤN ĐỀ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tâm linh ở An Giang hiện nay. An Giang được biết đến là một tỉnh đa dân tộc, đa tôn giáo. Có thể nói, An Giang là tỉnh có văn hóa tín ngưỡng đa dạng và phong phú nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Điều này được minh chứng cụ thể bằng các hình thức và cơ sở thờ tự của các tín ngưỡng tôn giáo đã và