Tiểu thuyết Người yêu dấu của Toni Morrison là những mảnh vụn hồi ức sống động về một thời kỳ lịch sử đau đớn của người Mỹ da đen: chế độ nô lệ. Diễn giải lịch sử ấy, thông qua lăng kính bi kịch của một nữ nô lệ, của kẻ bị săn đuổi và bị phá hủy bản sắc, thể hiện một cảm quan lịch sử mới của nhà văn. Ám ảnh lịch sử hồi quang trong dáng hình một câu chuyện ma “ăn mòn” tâm trí của từng cá nhân và trở thành biểu tượng cho thân phận của một chủng tộc, một dân tộc và trong tương lai, ai sẽ viết tiếp những trang sử của người Mỹ gốc Phi. | An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 97 – 105 DIỄN GIẢI LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT NGƯỜI YÊU DẤU (BELOVED) CỦA TONI MORRISON Nguyễn Thị Tuyết1 Trường Đại học An Giang 1 Thông tin chung: Ngày nhận bài: 13/06/2016 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 13/07/2016 Ngày chấp nhận đăng: 06/2017 Title: A historical explanation in Beloved of Toni Morrison Keywords: Beloved, Toni Morrison, History, Slavery, Destruction of Identity, Rememory Từ khóa: Người yêu dấu, Toni Morrison, Lịch sử, Chế độ nô lệ, Phá hủy bản sắc, Phục hồi ký ức ABSTRACT “Beloved” of Toni Morrison has reflected a series of flashbacks, memories, and nightmares of a painful period of Black Americans’ history or slavery. The explanation of that period through the tragedy of a female slaver, whose identities was destroyed, has illustrated a historical perspective of the writer. The historical obsession that was reflected in a ghost story has impacted the thoughts of each individual at that time and become a symbol of their race. In the future, who will continue writing about the African Americans's history? TÓM TẮT Tiểu thuyết Người yêu dấu của Toni Morrison là những mảnh vụn hồi ức sống động về một thời kỳ lịch sử đau đớn của người Mỹ da đen: chế độ nô lệ. Diễn giải lịch sử ấy, thông qua lăng kính bi kịch của một nữ nô lệ, của kẻ bị săn đuổi và bị phá hủy bản sắc, thể hiện một cảm quan lịch sử mới của nhà văn. Ám ảnh lịch sử hồi quang trong dáng hình một câu chuyện ma “ăn mòn” tâm trí của từng cá nhân và trở thành biểu tượng cho thân phận của một chủng tộc, một dân tộc và trong tương lai, ai sẽ viết tiếp những trang sử của người Mỹ gốc Phi? Tưởng không gì minh bạch hơn lịch sử, nhưng không phải chỉ văn chương mới là câu chuyện của điểm nhìn, mà có lẽ lịch sử cũng vậy nên mới có những mệnh đề đối lập: Nhân dân làm nên lịch sử hay nhân dân chịu đựng lịch sử? Khi văn học hư cấu về lịch sử, câu chuyện về điểm nhìn trở nên mờ nhòe hơn, bởi những khúc xạ của thân xác và thân phận! lịch sử nô