Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về việc bồi dưỡng động cơ học tập Vật lí đại cương của học viên ở Trường Sĩ quan Kĩ thuật quân sự trong hệ thống các trường đại học quân đội. Để nắm nội dung . | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 46-48 BỒI DƯỠNG ĐỘNG CƠ HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ ĐẠI CƯƠNG CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG SĨ QUAN KĨ THUẬT QUÂN SỰ Trần Ngọc Dũng - Trường Sĩ quan Kĩ thuật quân sự Nguyễn Đình Thước - Trường Đại học Vinh Ngày nhận bài: 28/03/2018; ngày sửa chữa: 15/04/2018; ngày duyệt đăng: 27/04/2018. Abstract: The quality of training courses at universities in general and at Military Engineering Officer School in particular depends on many factors, particularly learner’s study motivation. Study motivation motivates students to acquire knowledge and professional skills. In this article, authors propose some solutions to encourage motivation in studying General Physics for students at Military Engineering Officer School with aim to improve quality of studying this module at school. Keywords: Study motivation, General Physics, Military Engineering Officer School. 1. Mở đầu Môn Vật lí đại cương thuộc khối kiến thức cơ bản trong chương trình đào tạo ở các trường đại học kĩ thuật. Chất lượng dạy học môn Vật lí đại cương có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan kĩ thuật quân sự. Một trong những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo là động cơ học tập của học viên (HV). Hiểu và quan tâm đầy đủ đến sự phát triển động cơ cho phép tổ chức tốt các hoạt động học tập của HV. Bài viết đề cập vấn đề bồi dưỡng động cơ học tập cho HV Trường Sĩ quan Kĩ thuật quân sự. 2. Nội dung nghiên cứu . Động cơ học tập Vật lí đại cương của học viên Trường Sĩ quan Kĩ thuật quân sự . Một số quan niệm về động cơ học tập Những thành tựu lí luận về hoạt động tâm lí của . Leonchiev [1] đã được vận dụng vào dạy học trong nhà trường, nhờ đó giải quyết được nhiều vấn đề thực tiễn. Có thể mô hình hóa cấu trúc tâm lí của hoạt động, được xây dựng bởi 6 thành tố, chia thành 02 loại: 1) Hoạt động - hành động - thao tác; 2) Động cơ - mục đích - phương tiện, các thành tố đó có mối quan hệ và tác động lẫn nhau. Khái niệm hoạt động gắn .