Trong báo cáo này tiến hành sử dụng các vật liệu TiO2 pha tạp hai kim loại là Cu, Fe, với các tỉ lệ khác nhau, sau đó khảo sát hoạt tính xúc tác và nghiên cứu phương trình động học trên cơ sở phản ứng phân huỷ hợp chất 2,4,5-Trichlorophenolxyacetic acid (2,4,5-T) trong nước - là một trong các hợp chất BVTV độc, khó phân huỷ sinh học, được sử dụng rộng rãi trong Nông nghiệp. | Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 20, Số 1/2015 HIỆU QUẢ QUANG XÚC TÁC PHÂN HUỶ NƢỚC Ô NHIỄM 2,4,5-T TRÊN VẬT LIỆU XÚC TÁC QUANG Cu/TiO2 VÀ Fe/TiO2 – VÀ ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG Đến tòa soạn 23 – 9 – 2014 Hoàng Hiệp Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Lê Thanh Sơn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội SUMMARY EFFICIENT PHOTODEGARDATION OF WASTEWATER CONTAMINANT (2,4,5-T) USING Cu/TiO2 AND Fe/TiO2 COMPOSITES AND REACTION KINETICS In this paper, catalyst Cu-, Fe-doped TiO2 with various ratio were tested by reaction of photodegardation of pesticide (2,4,5-T) in water. Experience results showed that the highest photodegradation reached on 5%Cu/TiO2 and 5%Fe/TiO2. This report also supposed the photodegradion reaction of 2,4,5-T on this heterojunction of TiO2 doping Cu and Fe conform to Langmuir-Hinshelwood kinetic equation and the experiences results showed that with catalysts x%Cu/TiO2, the decrease of 2,4,5-T concentration was much faster than that with x%Fe/TiO2 and TiO2 pure (in the same doping ratio). Keywords: Photocatalyst, catalyst kinetic, photodegradation, pesticide. 1. MỞ ĐẦU Là một vật liệu mới, TiO2 có những lợi thế trong việc xử lý các chất ô nhiễm trong môi trƣờng nhƣ ổn định hóa học cao, không gây độc, giá thành tƣơng đối thấp. Nhƣng một bất lợi lớn là chỉ có ánh sáng tử ngoại mới có thể kích hoạt các phản ứng quang hóa trên xúc tác 106 này. Vì vậy, những nỗ lực nghiên cứu chế tạo chất xúc tác TiO2 với sự cải tiến hoạt tính xúc tác quang đã đƣợc các nhà khoa học tập trung chủ yếu vào việc mở rộng vùng cấm của TiO2 nguyên chất ( eV; 390 nm) sang vùng khả kiến (λ> 400 nm), bởi thực tế là các photon trong dải UV chiểm một phần rất nhỏ (3-5%) ánh sáng mặt trời [2]. Theo các báo cáo gần đây, dải hấp thụ ánh sáng của TiO2 nguyên chất đã đƣợc chuyển dịch đáng kể sang vùng khả kiến bằng cách pha tạp với các ion kim loại. Các nghiên cứu này mở rộng khả năng ứng dụng của vật liệu này trong cuộc sống. Tuy nhiên để so sánh khả năng xúc