Cổ mẫu trong sáng tác của trường thơ loạn

Trường thơ Loạn xuất hiện năm 1937 ở đất Bình Định, là sự tập hợp một số thi sĩ Thơ mới đã nổi danh với mong muốn tìm hướng cách tân cho chính phong trào Thơ mới. Các thi sĩ của trường thơ đã có sự chuyển đổi trong cảm hứng sáng tạo, kiến tạo thế giới hình tượng, tái hiện và tái tạo mẫu, tạo nên những vần thơ khác thường, huyền ảo và kì dị. | CỔ MẪU TRONG SÁNG TÁC CỦA TRƯỜNG THƠ LOẠN CHU LÊ PHƯƠNG Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Quy Nhơn Email: chulephuongqn@ Tóm tắt: Trường thơ Loạn xuất hiện năm 1937 ở đất Bình Định, là sự tập hợp một số thi sĩ Thơ mới đã nổi danh với mong muốn tìm hướng cách tân cho chính phong trào Thơ mới. Các thi sĩ của trường thơ đã có sự chuyển đổi trong cảm hứng sáng tạo, kiến tạo thế giới hình tượng, tái hiện và tái tạo c mẫu, tạo nên những vần thơ khác thường, huyền ảo và kì dị. Trong đó, trăng – hồn – máu được xem là những cổ mẫu tiêu biểu, mở ra con đường đi sâu vào thế giới tinh thần, vô thức, tiềm thức trong sự sáng tạo và cắt nghĩa thế giới của các thi sĩ. Tìm hiểu cổ mẫu trong thơ Loạn sẽ góp phần khẳng định giá trị độc đáo đồng thời củng cố vị trí của trường thơ giữa bối cảnh hiện đại hóa thơ ca Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Từ khóa: Thơ mới, Trường thơ Loạn, thơ Loạn, cổ mẫu, trăng – hồn – máu. 1. MỞ ĐẦU Năm 1937, Trường thơ Loạn xuất hiện ở đất Bình Định. Trường thơ này tập hợp một số thi sĩ Thơ mới đã nổi danh (Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Yến Lan, Hoàng Diệp, Quỳnh Dao), những người có hoài bão tìm hướng cách tân sau khi phong trào ấy đã có vị trí nhất định trên thi đàn. Với quan niệm nghệ thuật tân kì, khác lạ, thơ Loạn là sự thể nghiệm, chiếm lĩnh những cõi sâu xa của năng lực sáng tạo thi nhân, là khát vọng xây dựng nên một tòa kiến trúc thơ lộng lẫy, “trên cả thơ” (Hàn Mặc Tử). Sự chuyển đổi trong cảm hứng sáng tạo, kiến tạo thế giới hình tượng, tái hiện và tái tạo cổ mẫu đã mang đến cho thơ Loạn một vẻ độc đáo lạ thường, vừa gần gũi vừa xa xôi, vừa huyền ảo vừa kì dị. Tìm hiểu thế giới cổ mẫu trong sáng tác của Trường thơ Loạn, vì thế là một con đường đích thực để mở tung cánh cửa văn chương kì bí, rực rỡ này. 2. CỔ MẪU TRONG SÁNG TÁC VĂN HỌC Đầu thế kỉ XX, trên thế giới, các

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.