Mô hình quản lý sở hữu trí tuệ ở trường đại học - bài học kinh nghiệm từ Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc

Bài viết giới thiệu về mô hình quản lý sở hữu trí tuệ đã mang lại hiệu quả to lớn cho đại học Thanh Hoa, Trung Quốc trong hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và phát triển kinh tế. | MÔ HÌNH QUẢN LÝ SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC – BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ ĐẠI HỌC THANH HOA, TRUNG QUỐC PHẠM THỊ THUÝ HẰNG, NGUYỄN THANH HÙNG Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Bài viết giới thiệu về mô hình quản lý sở hữu trí tuệ đã mang lại hiệu quả to lớn cho đại học Thanh Hoa, Trung Quốc trong hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và phát triển kinh tế. Việc nghiên cứu, học hỏi mô hình quản lý tiên tiến, chuyên nghiệp của đại học Thanh Hoa là vấn đề thực sự có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn đối với các trường đại học Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó có những định hướng vận dụng bài học kinh nghiệm phù hợp trong thực tiễn quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ ở trường đại học. Từ khoá: Sở hữu trí tuệ, hoạt động sở hữu trí tuệ, quản lý sở hữu trí tuệ trong trường đại học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các trường đại học (ĐH) đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế tri thức (KTTT) bởi bên cạnh công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học (NCKH), việc sáng tạo và phổ biến tri thức luôn là tâm điểm trong mọi hoạt động của trường ĐH. Các trường ĐH đã và đang trở thành một nguồn cung cấp lớn các kết quả sáng tạo trí tuệ có vai trò to lớn và tác động tích cực đến nền kinh tế của mỗi quốc gia. Nanyaro (2000) cho rằng, các kết quả nghiên cứu, sáng tạo được thực hiện từ trường ĐH và tổ chức Nghiên cứu và phát triển (R&D - Research & Development) cần được quan tâm để chuyển giao công nghệ, thương mại hóa nhằm phát triển kinh tế [9]. Archer, Graham (2002) nhấn mạnh các trường ĐH đóng một vai trò quan trọng trung tâm của nền KTTT, tạo ra tài sản trí tuệ thông qua các nghiên cứu và các hoạt động khác; vì vậy trường ĐH cần có những chiến lược và chính sách để đảm bảo rằng những tài sản trí tuệ như vậy được quản lý thành công [10]. Giorgio (2006) đề cập đến mô hình chuyển giao công nghệ của ĐH quốc gia Campinas (University of Campinas, Unicamp) - Brazil với chính sách quản lý SHTT mang tính đột phá đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.