Đề kiểm tra HK1 môn Sinh học lớp 12 năm 2018-2019 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 016

Đề kiểm tra HK1 môn Sinh học lớp 12 năm 2018-2019 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 016 sẽ giúp các bạn biết được cách thức làm bài thi trắc nghiệm cũng như củng cố kiến thức của mình, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo. | SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (Năm học 2018 -2019) BÀI KHTN - Môn: Sinh học lớp 12 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề: 016 (Học sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên học sinh:. SBD: . Câu 81: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho loại prôtêin ức chế, điều hòa hoạt động của gen cấu trúc thuộc nhóm gen A. tăng cường. B. điều hòa. C. cấu trúc. D. bất hoạt. Câu 82: Giả sử một mARN được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit: A, U, G, X thì có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba chứa ít nhất 1 nuclêôtit loại X ? A. 31. B. 9. C. 6. D. 37. Câu 83: Dạng đột biến điểm làm dịch khung đọc mã di truyền là: A. thay thế cặp G-X thành cặp T-A. B. mất cặp nuclêôtit A-T hay G-X. C. thay thế cặp A-T thành cặp T-A. D. thay thế cặp A-T thành cặp G-X. Câu 84: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của rARN? A. rARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X. B. rARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X. C. rARN có cấu trúc mạch kép, dạng vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X. D. rARN có cấu trúc mạch đơn, cuộn xoắn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X. Câu 85: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ: A. Gen (ADN) → mARN → rARN → Pôlipeptit → Tính trạng. B. Gen (ADN) → mARN → tARN → Prôtêin → Tính trạng. C. Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng. D. Gen (ADN) → tARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng. Câu 86: Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 24. Đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể ba ở loài này? A. 12. B. 26. C. 24. D. 23. Câu 87: Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về 1 cặp gen? A. AAbb. B. AaBb. C. aaBB. D. AABb. Câu 88: Trong công nghệ gen, kĩ thuật gắn gen cần chuyển vào thể truyền được gọi là: A. kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp. B. thao tác trên gen. C. kĩ thuật chuyển gen. D. thao tác trên plasmit. Câu 89: Làm khuôn .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
187    24    1    26-11-2024
12    21    1    26-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.