Bài viết chỉ ra rằng sâm Lai Châu (P. vietnamensis var. fuscidiscus) và sâm Ngọc Linh (P. vietnamensis var. vietnamensis) tạo thành nhánh riêng biệt và có mối quan hệ gần gũi với Panax zingiberensis. và Tam thất trắng (P. stipuleanatus). Gần đây, Nguyen . Trang và cs (2017) cũng ứng dụng ADN Barcoding để xác thực một số loài trong chi Panax, trong đó có sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu | Khoa học Y - Dược Đánh giá đa dạng di truyền một số mẫu giống sâm thu thập tại Lai Châu Phạm Quang Tuyến1*, Nguyễn Minh Đức2, Khương Thị Bích2, Nguyễn Thái Dương2, Nguyễn Trường Khoa2, Bùi Thanh Tân2, Nguyễn Thị Hoài Anh1, Trịnh Ngọc Bon1, Trần Thị Kim Hương3, Trần Đăng Khánh2, Khuất Hữu Trung2 1 Viện Nghiên cứu lâm sinh, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam 3 Sở Khoa học và Công nghệ Lai Châu 2 Ngày nhận bài 4/12/2017; ngày chuyển phản biện 8/12/2017; ngày nhận phản biện 9/1/2018; ngày chấp nhận đăng 19/1/2018 Tóm tắt: Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) là một loại dược liệu quý hiếm tại Việt Nam. Do bị khai thác quá mức, hiện nay sâm Lai Châu được liệt kê ở thứ hạng Bị tuyệt chủng trầm trọng. Chính vì thế, việc bảo tồn và phát triển loại dược liệu quý này không chỉ góp phần làm tăng số lượng của loài trong tự nhiên mà còn cần thiết để phát triển nguồn cây thuốc quý cung cấp cho nhu cầu của người dân. Đoạn trình tự gen của 24 mẫu sâm Lai Châu thu thập tại Mường Tè, Lai Châu đã được giải trình tự để nghiên cứu sự đa dạng di truyền. Mức tương đồng di truyền của 24 mẫu sâm Lai Châu dao động trong khoảng 96,27 đến 100%. Dựa vào sự sai khác về trình tự gen để nhận biết chính xác 24 nguồn gen của các mẫu sâm Lai Châu. Từ khoá: Đa dạng di truyền, ITS (Internal Transcribed Spacer), Panax vietnamensis var. fuscidiscus, sâm Lai Châu. Chỉ số phân loại: Mở đầu Chi sâm Panax L. gồm 15 loài và dưới loài, hầu hết chúng là nguồn dược liệu cho y học cổ truyền như các loại Nhân sâm, Nhân sâm Hoa Kỳ, Tam thất, Nhân sâm Nhật Bản và sâm Ngọc Linh. Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) có tên gọi khác là Tam thất hoang Mường Tè, Tam thất rừng, Tam thất đen. Năm 2013, loài cây này đã được công bố phát hiện tại Lai Châu và đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín, đồng thời đăng ký mẫu ADN vào Genbank. Tính đến năm 2016, diện tích phân bố tự nhiên của sâm