Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa thơm kháng bệnh bạc lá cho các tỉnh phía Bắc

Bài viết trình bày kết quả của việc sử dụng phương pháp chọn tạo giống bằng đánh giá kiểu hình kết hợp với chỉ thị phân tử chọn kiểu gen mục tiêu đã chọn được giống lúa thơm HDT10 thích hợp cho gieo trồng trong vụ xuân và vụ mùa tại các tỉnh phía Bắc đáp ứng mục tiêu chọn tạo như thời gian sinh trưởng ngắn (105 ngày trong vụ mùa), năng suất đạt 6,0-6,5 tấn/ha, thể hiện tính kháng với bệnh bạc lá. Qua khảo nghiệm quốc gia tại các tỉnh phía Bắc, giống lúa HDT10 đã được đánh giá cao, được công nhận cho sản xuất thử tại các tỉnh phía Bắc từ năm 2017. | Khoa học Nông nghiệp Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa thơm kháng bệnh bạc lá cho các tỉnh phía Bắc Dương Xuân Tú*, Phạm Thiên Thành, Tăng Thị Diệp, Tống Thị Huyền, Lê Thị Thanh, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Trí Hoàn Viện Cây lương thực và cây thực phẩm, VAAS Ngày nhận bài 24/8/2017; ngày chuyển phản biện 28/8/2017; ngày nhận phản biện 12/10/2017; ngày chấp nhận đăng 20/10/2017 Tóm tắt: Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa thơm kháng bệnh bạc lá được thực hiện tại Viện Cây lương thực và cây thực phẩm (CLT&CTP) từ năm 2010. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra chỉ thị 4 mồi (ESP, IFAP, INSP và EAP) được sử dụng để nhận diện gen mùi thơm (fgr) với độ chính xác 95%; các chỉ thị Npp181, RG556 và P3 nhận diện các gen Xa4, xa5 và Xa7 kháng với vi khuẩn gây bệnh bạc lá ở các tỉnh phía Bắc với độ chính xác lần lượt là 96, 93 và 97%. Kết quả của việc sử dụng phương pháp chọn tạo giống bằng đánh giá kiểu hình kết hợp với chỉ thị phân tử chọn kiểu gen mục tiêu đã chọn được giống lúa thơm HDT10 thích hợp cho gieo trồng trong vụ xuân và vụ mùa tại các tỉnh phía Bắc đáp ứng mục tiêu chọn tạo như thời gian sinh trưởng ngắn (105 ngày trong vụ mùa), năng suất đạt 6,0-6,5 tấn/ha, thể hiện tính kháng với bệnh bạc lá. Qua khảo nghiệm quốc gia tại các tỉnh phía Bắc, giống lúa HDT10 đã được đánh giá cao, được công nhận cho sản xuất thử tại các tỉnh phía Bắc từ năm 2017. Từ khóa: Bệnh bạc lá, cây lúa, chỉ thị phân tử, gen mục tiêu, mùi thơm. Chỉ số phân loại: Mở đầu Lúa thơm chất lượng cao là một hướng ưu tiên nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa gạo của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, bộ giống lúa thơm chất lượng hiện đang được sản xuất tại các tỉnh phía Bắc còn đơn điệu, các giống lúa thơm chất lượng vẫn phổ biến là các giống lúa được nhập nội từ Trung Quốc (BT7, HT1) và các giống lúa chọn tạo trong nước (T10, AC5, TL6.) là những giống lúa chất lượng, ngắn ngày, nhưng khả năng thích ứng kém, khả năng chống chịu kém với

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.