Với mục tiêu đánh giá mức độ tổn thương sinh kế do BĐKH, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tính chỉ số tổn thương sinh kế (livelihood vulnerability index - LVI) được đề xuất bởi Hahn và cộng sự dựa trên các tiêu chí của Bộ Phát triển quốc tế Anh (DFID) để đánh giá. Kết quả tính toán cho thấy, chỉ số tổn thương sinh kế cho cả vùng là thấp (LVI = 0,354) nhưng huyện Nhà Bè có LVI ở mức trung bình (LVI = 0,452). Các quận/huyện khác có chỉ số tổn thương sinh kế thấp (LVI từ 0,314 đến 0,360). Điều này cho thấy, tác động của BĐKH đến sinh kế người dân vùng nội thành là chưa nhiều, nhưng đáng kể ở vùng ngoại thành (huyện Nhà Bè). | Khoa học Xã hội và Nhân văn Đánh giá tác động của BĐKH đến tổn thương sinh kế người dân TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Minh Hòa1*, Nguyễn Phú Bảo2 1 Trường Đại học Lao động - Xã hội 2 Viện Nhiệt đới môi trường Ngày nhận bài 11/1/2018; ngày chuyển phản biện 22/1/2018; ngày nhận phản biện 15/3/2018; ngày chấp nhận đăng 20/3/2018 Tóm tắt: Vùng phía nam TP Hồ Chí Minh do đặc điểm tự nhiên là vùng đất thấp (trên 80% diện tích đất có độ cao dưới 2,0 m so với mực nước biển) nên chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu (BĐKH), nhất là nước biển dâng đã ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người dân. Với mục tiêu đánh giá mức độ tổn thương sinh kế do BĐKH, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tính chỉ số tổn thương sinh kế (livelihood vulnerability index - LVI) được đề xuất bởi Hahn và cộng sự dựa trên các tiêu chí của Bộ Phát triển quốc tế Anh (DFID) để đánh giá. Kết quả tính toán cho thấy, chỉ số tổn thương sinh kế cho cả vùng là thấp (LVI = 0,354) nhưng huyện Nhà Bè có LVI ở mức trung bình (LVI = 0,452). Các quận/huyện khác có chỉ số tổn thương sinh kế thấp (LVI từ 0,314 đến 0,360). Điều này cho thấy, tác động của BĐKH đến sinh kế người dân vùng nội thành là chưa nhiều, nhưng đáng kể ở vùng ngoại thành (huyện Nhà Bè). Từ khóa: Biến đổi khí hậu, nguồn vốn, tổn thương sinh kế. Chỉ số phân loai: Mở đầu Phía nam TP Hồ Chí Minh được xét trong nghiên cứu (gồm các quận 7, quận 8, Bình Tân và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè. Do đặc điểm địa lý, huyện Cần Giờ có một vị trí biệt lập và có mật độ dân số rất thấp - 106 người/km2 nên không được xét trong nghiên cứu này) là vùng đang phát triển mạnh mẽ, với tốc độ gia tăng dân số gấp 2 lần so với mức chung của TP. Ở vùng này, mặc dù diện tích đất tự nhiên lớn (969,86 km2, chiếm đến 46,3% diện tích tự nhiên của TP), nhưng dân số chỉ chiếm khoảng 26,0% ( người), nên khả năng phát triển về dân số là rất lớn [1]. Kết quả thống kê cho thấy, mức tăng dân số giai đoạn 2004-2014 [2] dao động trong khoảng 2,77-11,63%, trung bình 5,17%/năm. Đây .