Dựa vào kết quả thử hoạt tính CMC qua các mức nhiệt độ 40, 45 và 50o C chọn lọc được 5 chủng xạ khuẩn có khả năng phân giải CMC mạnh là X20, X7, X39, X4, X24; 6 chủng vi khuẩn là V7, V8, V11, V12, V14 và V16; 4 chủng nấm là A1, A2, A4 và A5. Kết hợp hai kết quả thử CMC và rơm rạ đã tuyển chọn được 3 chủng xạ khuẩn (X7, X24, X20), 2 chủng vi khuẩn (V7, V12) và 3 chủng nấm (A1, A2, A4) có khả năng chịu nhiệt và phân giải rơm rạ mạnh từ phế phụ liệu nông nghiệp. | Khoa học Tự nhiên Phân lập các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải cellulose mạnh phục vụ sản xuất chế phẩm phân hủy rơm rạ Trần Hoàng Dũng1*, Huỳnh Văn Hiếu1, Trần Duy Dương2, Nguyễn Thành Công1 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành 2 Viện Di truyền nông nghiệp 1 Ngày nhận bài 16/1/2018; ngày chuyển phản biện 19/1/2018; ngày nhận phản biện 26/2/2018; ngày chấp nhận đăng 9/3/2018 Tóm tắt: Kết quả tuyển chọn các chủng vi sinh vật (VSV) có khả năng phân giải cellulose trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long của 21 mẫu đất, rơm rạ đã phân lập được 46 chủng xạ khuẩn, 16 chủng vi khuẩn và 7 chủng nấm chịu nhiệt đều có khả năng phân giải cellulose. Dựa vào kết quả thử hoạt tính CMC qua các mức nhiệt độ 40, 45 và 50oC chọn lọc được 5 chủng xạ khuẩn có khả năng phân giải CMC mạnh là X20, X7, X39, X4, X24; 6 chủng vi khuẩn là V7, V8, V11, V12, V14 và V16; 4 chủng nấm là A1, A2, A4 và A5. Kết hợp hai kết quả thử CMC và rơm rạ đã tuyển chọn được 3 chủng xạ khuẩn (X7, X24, X20), 2 chủng vi khuẩn (V7, V12) và 3 chủng nấm (A1, A2, A4) có khả năng chịu nhiệt và phân giải rơm rạ mạnh từ phế phụ liệu nông nghiệp. Từ khóa: Celllulose, nấm, vi khuẩn, vi sinh vật, xạ khuẩn. Chỉ số phân loại: Đặt vấn đề Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, trong đó, lúa gạo là cây trồng chủ lực, cung cấp nguồn lương thực chính phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân [1]. Tuy nhiên, ngoài sản phẩm chính là thóc thì sản xuất lúa gạo còn tạo ra lượng rơm rạ khổng lồ, theo ước tính khoảng 4 triệu ha đất trồng lúa sẽ thải ra đến 76 triệu tấn rơm rạ mỗi năm. Trước đây sau khi thu hoạch, rơm rạ thường dùng để đun nấu, làm thức ăn cho gia súc, lợp nhà, ủ chuồng, làm phân bón. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đời sống kinh tế, xã hội phần nào đã thay đổi hơn trước, rơm rạ không còn được sử dụng vào những mục đích như trước kia mà thay vào đó người nông dân đốt rơm rạ ngay ở ngoài đồng ruộng. Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, làm bốc hơi dinh dưỡng bề mặt và thoái hóa đất [2]. .