Trong các nghiên cứu trước đây, qua phân tích SSR và đánh giá khả năng kháng bệnh của tập đoàn ngô đã xác định được sự liên kết của 6 chỉ thị SSR (Umc1025, Dupssr34, Nc030, SSR93, Umc1489 và Umc1511) với tính trạng kháng bệnh mốc hồng. Trong bài báo này, các tác giả sử dụng 6 chỉ thị để đánh giá trên quần thể phân ly F5 và quần thể lai ngược BC5 để chọn các dòng ngô triển vọng kháng bệnh mốc hồng. | Khoa học Nông nghiệp Chọn tạo các dòng ngô kháng bệnh mốc hồng bằng chỉ thị phân tử SSR Vương Huy Minh1*, Ngô Thị Thùy Linh2, Hồ Thị Hương2, Nguyễn Văn Cảnh1, Lê Thị Bích Thủy2 Viện Nghiên cứu ngô Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam 1 2 Ngày nhận bài 2/4/2018; ngày chuyển phản biện 4/4/2018; ngày nhận phản biện 2/5/2018; ngày chấp nhận đăng 11/5/2018 Tóm tắt: Bệnh mốc hồng là một trong những bệnh gây tổn thất lớn cho sản xuất ngô trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Kết quả chọn giống kháng bệnh theo phương pháp truyền thống còn hạn chế do hiệu quả chuyển các gen kháng bệnh vào con lai còn khó khăn và tốn nhiều thời gian. Vì vậy, việc ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống ngô kháng bệnh mốc hồng là phương pháp khả thi để kiểm soát dịch bệnh. Trong các nghiên cứu trước đây, qua phân tích SSR và đánh giá khả năng kháng bệnh của tập đoàn ngô đã xác định được sự liên kết của 6 chỉ thị SSR (Umc1025, Dupssr34, Nc030, SSR93, Umc1489 và Umc1511) với tính trạng kháng bệnh mốc hồng. Trong bài báo này, các tác giả sử dụng 6 chỉ thị để đánh giá trên quần thể phân ly F5 và quần thể lai ngược BC5 để chọn các dòng ngô triển vọng kháng bệnh mốc hồng. Kết quả chọn được 11 dòng có chỉ thị liên kết với tính kháng bệnh mốc hồng, trong đó 3 dòng có 1 chỉ thị, 5 dòng có 2 chỉ thị, 1 dòng có 3 chỉ thị và 2 dòng có 4 chỉ thị liên kết; 8 dòng (, , , , , , và ) có ít nhất 2 chỉ thị liên kết với tính kháng bệnh mốc hồng được lựa chọn cho chương trình lai tạo giống; các tổ hợp lai (THL) THL5, THL25, THL6 và THL12 có ít nhất 3 chỉ thị liên kết được lựa chọn cho các thử nghiệm trong sản xuất. Từ khóa: Chỉ thị phân tử, kháng bệnh, mốc hồng, ngô, SSR. Chỉ số phân loại: Mở đầu cáo, nhưng hiện nay chưa có được gen kháng để chuyển [1]. Bệnh mốc hồng là bệnh phổ biến ở tất cả các vùng trồng ngô của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, gây tổn thất đáng kể, gây độc cho người và gia súc. Việc tạo ra các giống ngô có .