Với mục đích làm rõ đặc điểm và nâng cao giá trị sử dụng của loài cây này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng giảm đau, chống viêm của dược liệu Sóng rắn thu hái tại Thái Nguyên”. Nhóm nghiên cứu đã thu thập, xác định tên khoa học trên cơ sở phân tích các đặc điểm hình thái, giải phẫu thực vật của cây Sóng rắn ở Thái Nguyên. Trên cở sở đó đã xác định tên khoa học của cây Sóng rắn thu ở Thái Nguyên là Albizia myriophylla Benth., thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae). | Khoa học Y - Dược Nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây Sóng rắn (Albizia myriophylla Benth.) thu hái tại Thái Nguyên Nông Thị Anh Thư1*, Nguyễn Quý Thái, Nguyễn Thị Minh Thúy, Đào Thanh Hoa Trường Đại học Y dược, Đại học Thái Nguyên Ngày nhận bài 6/3/2017; ngày chuyển phản biện 9/3/2017; ngày nhận phản biện 4/4/2017; ngày chấp nhận đăng 14/4/2017 Tóm tắt: Sóng rắn là một loài cây thuốc được trồng và mọc hoang dại nhiều nơi ở tỉnh Thái Nguyên. Loài cây này đã được sử dụng như một vị thuốc y học dân gian để chữa một số bệnh như zona và các bệnh ngoài da phổ biến. Với mục đích làm rõ đặc điểm và nâng cao giá trị sử dụng của loài cây này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng giảm đau, chống viêm của dược liệu Sóng rắn thu hái tại Thái Nguyên”. Nhóm nghiên cứu đã thu thập, xác định tên khoa học trên cơ sở phân tích các đặc điểm hình thái, giải phẫu thực vật của cây Sóng rắn ở Thái Nguyên. Trên cở sở đó đã xác định tên khoa học của cây Sóng rắn thu ở Thái Nguyên là Albizia myriophylla Benth., thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae). Cây Sóng rắn cũng được nghiên cứu cả về đặc điểm vi phẫu và bột dược liệu, làm cơ sở để tiêu chuẩn hóa dược liệu và các nghiên cứu về hóa học, tác dụng sinh học về sau. Từ khóa: Albizia myriophylla, cam thảo, Mimosaceae, zona. Chỉ số phân loại: Đặt vấn đề Sóng rắn (Albizia myriophylla Benth.) thuộc họ Trinh nữ [1] còn được gọi là cây cam thảo, sóng rận, sóng rắn nhiều lá [2]. Loài này phân bố ở nhiều nơi như Ấn Độ, Đông Himalaya, Myanma, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam và Bắc bán đảo Mã Lai. Ở Việt Nam, cây mọc tự nhiên ở một số tỉnh như Đắc Lắc, Thái Nguyên. Trong y học dân gian, Sóng rắn có tính mát, không độc, được dùng làm thuốc giải nhiệt, trị viêm phế quản, trị ho. Lá giã ra hoặc nhai đắp chữa một số bệnh ngoài da hoặc đắp cầm máu đối với vết thương nhỏ. Hiện nay chưa có công bố nào về đặc điểm thực vật của cây Sóng rắn, cụ thể là loài Sóng rắn mọc tự nhiên ở Thái Nguyên. Để