Nghiên cứu được thực hiện tại vùng đất xám bạc màu huyện Cam Lộ và đất cát ven biển huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Thiết kế thí nghiệm 2 nhân tố Split-plot với nhân tố chính là 3 phương thức gieo (G1: Gieo hạt trực tiếp trên luống, G2: Gieo hạt trực tiếp theo 2 hàng trên luống, G3: Gieo hạt ở khu vực riêng và bứng cây con để cấy 2 hàng trên luống) và nhân tố phụ là 3 mật độ trồng (M1: 16 cây/m2 , M2: 25 cây/m2 và M3: 30 cây/m2 ). | Khoa học Nông nghiệp Ảnh hưởng của phương thức gieo và mật độ trồng đến chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất cây Diêm mạch (Chenopodium quinoa Willd.) tại Quảng Trị Trần Thị Hân1*, Trần Bảo Khánh2, Nguyễn Thị Phương Thảo1, Phan Thị Phương Nhi2, Dương Thị Hương Quế2, Phạm Thị Thúy Hoài1, Lê Tuấn Anh1 1 Viện Nghiên cứu Khoa học miền Trung Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế 2 Ngày nhận bài 20/3/2017; ngày chuyển phản biện 23/3/2017; ngày nhận phản biện 24/4/2017; ngày chấp nhận đăng 10/5/2017 Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện tại vùng đất xám bạc màu huyện Cam Lộ và đất cát ven biển huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Thiết kế thí nghiệm 2 nhân tố Split-plot với nhân tố chính là 3 phương thức gieo (G1: Gieo hạt trực tiếp trên luống, G2: Gieo hạt trực tiếp theo 2 hàng trên luống, G3: Gieo hạt ở khu vực riêng và bứng cây con để cấy 2 hàng trên luống) và nhân tố phụ là 3 mật độ trồng (M1: 16 cây/m2, M2: 25 cây/m2 và M3: 30 cây/m2). Kết quả cho thấy, cây Diêm mạch ở mô hình Cam Lộ có khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao hơn mô hình ở huyện Vĩnh Linh. Phương thức gieo và mật độ trồng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây Diêm mạch. Tổ hợp cấy 2 hàng trên luống - mật độ 25 cây/m2 cho giá trị sinh trưởng, phát triển và năng suất tốt nhất trong các công thức thí nghiệm. Tại Cam Lộ, năng suất cá thể đạt 4,60 g/cây, tại Vĩnh Linh đạt 3,83 g/cây. Từ khoá: Diêm mạch, mật độ trồng, phương thức gieo, Quảng Trị, thời gian sinh trưởng. Chỉ số phân loại: Đặt vấn đề Diêm mạch (Chenopodium quinoa Willd.) là cây trồng hàng năm, hạt của cây được người dân vùng Andes sử dụng như một loại ngũ cốc chủ yếu từ năm nay [1, 2]. Cây Diêm mạch có khả năng chịu hạn hán, sương giá và thường được trồng trên đất nghèo dinh dưỡng [3]. Hạt Diêm mạch chứa 58,1% tinh bột, 15,6% protein, 8,9% chất xơ, 2,7% đường, 4,6% chất béo và nhiều khoáng chất, magiê, sắt, đồng, kẽm, phosphor, vitamin B2 (riboflavin), vitamin C [1, 4-6]. Cây Diêm mạch .