Tín ngưỡng Bà ThủyLong: Phức thể liên văn hóa

Bài viết nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Thủy Long với tư cách là một biểu tượng liên văn hóa. Dựa trên các sử liệu Hán Nôm, các văn bản thần tích, sắc phong, và kế thừa luận điểm của các học giả đi trước, tác giả coi đây như là một phức thể liên văn hóa, và cho rằng biểu tượng này được hình thành bằng cách sử dụng và hòa kết các tín ngưỡng cổ truyền của nhiều dân tộc. | Khoa học Xã hội và Nhân văn Tín ngưỡng Bà Thủy Long: Phức thể liên văn hóa Trần Trọng Dương* Viện Nghiên cứu Hán Nôm Ngày nhận bài 3/4/2017; ngày chuyển phản biện 7/4/2017; ngày nhận phản biện 12/5/2017; ngày chấp nhận đăng 16/5/2017 Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Thủy Long với tư cách là một biểu tượng liên văn hóa. Dựa trên các sử liệu Hán Nôm, các văn bản thần tích, sắc phong, và kế thừa luận điểm của các học giả đi trước, tác giả coi đây như là một phức thể liên văn hóa, và cho rằng biểu tượng này được hình thành bằng cách sử dụng và hòa kết các tín ngưỡng cổ truyền của nhiều dân tộc. Lớp cổ xưa nhất là tín ngưỡng thờ thần Poriak (thần biển) của người Chăm. Cùng với quá trình Nam tiến của văn hóa Việt, cùng với hoạt động hải thương Hoa kiều, tín ngưỡng này dần được tích hợp một số tín ngưỡng khác như tín ngưỡng thờ Long Vương, Hà Bá, Cá Ông. Kết quả này cho thấy, Thủy Long là một biểu tượng đa dân tộc, được tạo nên trong quá trình giao lưu và hòa kết văn hóa. Từ khóa: Bà Thủy Long, Cá Ông, liên văn hóa, tín ngưỡng. Chỉ số phân loại: Mở đầu Ba Thuy Long Belief: A cross-cultural symbol Thủy Long là một vị thần nước tương đối phổ biến trong văn hóa duyên hải, duyên giang vùng Trung Bộ và Nam Bộ. Về mặt không gian, đây là vị thần nước, thần sông, thần biển, thần cù lao, thần ao, thần giếng [1]; về mặt chức năng, đây còn là vị phúc thần, thần hộ mạng, thần nghề nghiệp, hay thần giao thông của các cư dân chài lưới Danh từ “Thủy Long”1 cho thấy, thần nước hay rồng nước đã trở thành yếu tố thực hữu trong quan niệm của người dân làm nghề ăn sóng nói gió, và được trang trọng gọi bằng kính từ “Bà Thủy Long 婆水龍” muộn nhất từ đầu thế kỷ XIX2. Vị thần này được định hình dưới sự ảnh hưởng của văn hóa Long Vương: Theo quan niệm dân gian, Thủy Long được coi là con gái của Long Vương, hay vua Thủy Tề. Song từ khảo sát thực tế, lớp văn hóa muộn này chỉ là lớp sơn phủ cuối cùng tráng bên ngoài một số tín ngưỡng duyên hải bản địa, hoặc có khi đó là sự .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
272    26    1    04-12-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.