Ảnh hưởng của mật độ ương đến sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá hồng Mỹ (Sciaenops ocellatus Linnaeus, 1766) từ giai đoạn ấu trùng lên cá giống

Hai thí nghiệm với hai giai đoạn (ấu trùng và cá giống) được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá hồng Mỹ. Thí nghiệm giai đoạn 1 thả nuôi với mật độ 20, 30, 40 và 50 ấu trùng/l, thời gian thí nghiệm được kéo dài trong 30 ngày. Kết quả cho thấy, mật độ nuôi ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống giai đoạn này (p 0,05) (bảng 1). Bảng 1. Sinh trưởng và hệ số phân đàn trung bình của cá hồng Mỹ ở các mật độ khác nhau. Chỉ tiêu Mật độ ương (con/l) 20 30 40 50 TL (mm) 23,37±1,06b 20,90±1,33ab 20,23±0,25ab 19,27±0,96a CVtl (%) 10,47±0,99a 12,07±2,26a 16,42±3,63a 8,45±2,38a BW (g) 0,23±0,08b 0,14±0,02a 0,10±0,01a 0,09±0,01a SGR (%/ngày) 7,38±0,15b 7,00±0,21ab 6,90±0,04ab 6,73±0,17a Tỷ lệ sống: Tỷ lệ sống cao nhất ở mật độ ương 40 con/l (11,44%), thấp nhất ở mật độ ương 50 con/l (9,17%), tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các mật độ ương từ 20 đến 40 con/l (hình 1). Một số nghiên cứu cho thấy, mật độ ương tăng dẫn đến mức độ phân đàn tăng, đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ăn thịt lẫn nhau trong quần đàn [18, 19]. Bên cạnh đó, tùy theo từng loài cá mà trong khoảng mật độ ương nhất định mức độ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống cũng khác nhau. Theo Nguyễn Trọng Nho và Tạ Khắc Thường (2006) [20], khi ương cá chẽm mõm nhọn với mật độ từ 0,1 đến 1,0 con/l tỷ lệ sống giảm từ 95 xuống còn 68,5% khi tăng mật độ nuôi. Trong khi đó, Hatziathanasiou và cs .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.