Trách nhiệm xã hội (TNXH) là thuật ngữ tương đối mới không chỉ đối với cá nhân mà còn đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam. Với sự tham gia của Việt Nam vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007, TNXH doanh nghiệp đang nhận được nhiều mối quan tâm từ các doanh nghiệp bởi đó là điều kiện cần thiết để các doanh doanh nghiệp có thể phát triển bền vững, đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng và các đối tác trong, ngoài nước. Từ năm 2005, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. | Khoa học Xã hội và Nhân văn Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tiếp cận từ chính sách tiền lương Đoàn Thị Yến, Nguyễn Thị Hồng* Trường Đại học Lao động - Xã hội Ngày nhận bài 7/8/2017; ngày chuyển phản biện 9/8/2017; ngày nhận phản biện 18/9/2017; ngày chấp nhận đăng 25/9/2017 Tóm tắt: Trách nhiệm xã hội (TNXH) là thuật ngữ tương đối mới không chỉ đối với cá nhân mà còn đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam. Với sự tham gia của Việt Nam vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007, TNXH doanh nghiệp đang nhận được nhiều mối quan tâm từ các doanh nghiệp bởi đó là điều kiện cần thiết để các doanh doanh nghiệp có thể phát triển bền vững, đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng và các đối tác trong, ngoài nước. Từ năm 2005, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức giải thưởng “TNXH - hướng tới sự phát triển bền vững” để vinh danh các doanh nghiệp chủ động thực hiện TNXH trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể nói rằng, TNXH là một yêu cầu đối với các doanh nghiệp và họ không thể tiếp cận thị trường quốc tế mà không thực hiện TNXH. Trên cơ sở kết quả khảo sát 50 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội về thực hiện TNXH, các tác giả đã đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị nhằm góp phần tăng cường TNXH doanh nghiệp về lĩnh vực tiền lương. Từ khóa: Chính sách tiền lương, trách nhiệm xã hội. Chỉ số phân loại: Đặt vấn đề Chính sách tiền lương trong doanh nghiệp đứng từ góc độ quản trị là một trong những công cụ quan trọng để doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu về năng suất lao động, hiệu quả làm việc, thu hút và giữ chân người lao động cũng như góp phần tăng giá trị, vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Có nhiều cách hiểu về TNXH tiếp cận từ chính sách tiền lương: 1) TNXH doanh nghiệp tiếp cận từ chính sách tiền lương được hiểu là tất cả những giá trị liên quan đến tiền lương mà người lao động mong đợi ở doanh nghiệp đó trong một thời điểm hay thời kỳ nhất định; 2) TNXH của doanh nghiệp từ chính sách tiền lương bản chất là sự .