Trong nghiên cứu này, ứng dụng phương pháp chọn giống nhờ chỉ thị phân tử kết hợp lai trở lại, đã lai chuyển thành công QTL/gen quy định tính trạng tăng số hạt trên bông từ dòng cho gen KC25 vào dòng nhận gen (NPT1). Ở thế hệ BC2 F1 đã chọn lọc được cá thể số 122 mang gen tăng số hạt trên bông và có nền di truyền cao nhất giống cây nhận gen đạt 96,2%. | Khoa học Nông nghiệp Chọn lọc cá thể mang QTL/gen quy định tính trạng tăng số hạt trên bông ở quần thể BC2F1 để cải tiến năng suất dòng NPT1 nhờ ứng dụng chỉ thị phân tử Nguyễn Thị Thúy Anh1*, Trần Trung1, Khuất Hữu Trung2, Lê Hùng Lĩnh2, Trần Đăng Khánh2 1 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2 Ngày nhận bài 11/9/2017; ngày chuyển phản biện 14/9/2017; ngày nhận phản biện 12/10/2017; ngày chấp nhận đăng 20/10/2017 Tóm tắt: Trong những năm gần đây, trước những diễn biến ngày càng phức tạp của biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lúa, việc chọn tạo giống lúa vừa có năng suất cao, vừa có chất lượng tốt là ưu tiên hàng đầu của các nước sản xuất lúa gạo trên thế giới. Chọn giống nhờ chỉ thị phân tử và lai trở lại (MABC) là phương pháp thiết thực, hiệu quả để lai chuyển QTL hoặc gen vào dòng/giống ưu tú. Trong nghiên cứu này, ứng dụng phương pháp chọn giống nhờ chỉ thị phân tử kết hợp lai trở lại, đã lai chuyển thành công QTL/gen quy định tính trạng tăng số hạt trên bông từ dòng cho gen KC25 vào dòng nhận gen (NPT1). Ở thế hệ BC2F1 đã chọn lọc được cá thể số 122 mang gen tăng số hạt trên bông và có nền di truyền cao nhất giống cây nhận gen đạt 96,2%. Từ khóa: Chọn giống phân tử kết hợp lai trở lại (MABC), KC25, NPT1, QTL/gen. Chỉ số phân loại: Đặt vấn đề Lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực quan trọng nhất, đồng thời cũng là nguồn cung cấp thức ăn chính cho nhiều quốc gia trên thế giới. Nhu cầu cần thêm lúa gạo toàn cầu vào khoảng 676 triệu tấn vào năm 2010, dự báo sẽ lên tới 763 triệu tấn vào năm 2020 và tiếp tục tăng lên 852 triệu tấn vào năm 2035 [1]. Để đáp ứng mục tiêu này, sản lượng lúa gạo trên toàn thế giới phải gia tăng đáng kể. Thực tế cho thấy, sản lượng lúa phụ thuộc chủ yếu vào tiềm năng năng suất của các giống lúa. Do đó, việc cải thiện tiềm năng năng suất lúa là một trong những chiến lược quan trọng để tăng sản lượng lúa