Hãy tham khảo Đề kiểm tra HK1 môn GDCD lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Quế Võ 1 - Mã đề 115 để giúp các bạn biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn. | SỞ GD-ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ 1 --------------ĐỀ CHÍNH THỨC Đề gồm có 4 trang, 40 câu ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 - NĂM HỌC 2017-2018 Bài thi KHOA HỌC XÃ HỘI. Môn: GDCD 11 (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) Mã đề thi 115 Họ, tên thí sinh:. SBD: . Câu 1: Quan điểm nào dưới đây về nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là đúng? A. Chuyển mạnh từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp. B. Phát triển mạnh mẽ quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. C. Xây dựng một nền kinh tế tri thức toàn diện gắn với tự động hóa. D. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả. Câu 2: Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động nào dưới đây? A. Hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội. B. Hoạt động nghiên cứu khoa học. C. Hoạt động chính trị - xã hội. D. Hoạt động văn hóa – xã hội. Câu 3: Để sản xuất ra một cái áo, thời gian lao động của anh A là 1 giờ, anh B là 2 giờ, anh C là 3 giờ. Trên thị trường, xã hội thừa nhận mua bán với thời gian là 2 giờ. Trong 3 người trên, ai thực hiện tốt quy luật giá trị? A. Anh B. B. Anh A. C. Anh C. D. Anh A và anh B. Câu 4: Thông tin của thị trường quan trọng như thế nào đối với người bán? A. Giúp người bán đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận. B. Giúp người bán điều chỉnh số lượng và chất lượng hàng hóa để thu nhiều lợi nhuận. C. Giúp người bán điều chỉnh số lượng hàng hóa nhằm thu nhiều lợi nhuận. D. Giúp người bán biết được chi phí sản xuất của hàng hóa. Câu 5: Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai diễn ra vào thời gian nào? A. Thế kỉ XIX. B. Thế kỉ XX. C. Thế kỉ thứ XVIII. D. Thế kỉ thứ VII. Câu 6: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về cạnh tranh? A. Cạnh tranh là quy luật kinh tế khách quan. B. Cạnh tranh có hai mặt: mặt tích cực và mặt hạn chế. C. Mặt tích cực của cạnh tranh là cơ bản. D. Mặt hạn chế của cạnh tranh .