Bài viết này trình bày một số kết quả ứng dụng mô hình toán học (Delft3d) để mô phỏng các đặc điểm thủy động lực, lan truyền sóng và tương tác của các quá trình này ở điều kiện không có và điều kiện có rừng ngập mặn (RNM) bằng các công thức của Baptist (2005) và Collins (1972) nhằm đánh giá định lượng vai trò của RNM trong việc làm giảm tác động của sóng, dòng chảy ở vùng ven bờ Bàng La- Đại Hợp. | Hội nghị Khoa học và Công nghệ biển toàn quốc lần thứ V 126 VAI TRÒ LÀM GIẢM TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG CHẢY, SÓNG DO RỪNG NGẬP MẶN Ở KHU VỰC VEN BỜ BÀNG LA- ĐẠI HỢP (HẢI PHÒNG) Vũ Duy Vĩnh, Trần Anh Tú, Trần Đức Thạnh, Vũ Đoàn Thái Viện Tài nguyên và Môi trường biển. 246, Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng Email : vinhvd@ Tóm tắt: Bài viết này trình bày một số kết quả ứng dụng mô hình toán học (Delft3d) để mô phỏng các đặc điểm thủy động lực, lan truyền sóng và tương tác của các quá trình này ở điều kiện không có và điều kiện có rừng ngập mặn (RNM) bằng các công thức của Baptist (2005) và Collins (1972) nhằm đánh giá định lượng vai trò của RNM trong việc làm giảm tác động của sóng, dòng chảy ở vùng ven bờ Bàng La- Đại Hợp. Các kết quả cho thấy: RNM đã làm giảm mạnh tốc độ dòng chảy trong các điều kiện bình thường và bão với giá trị suy giảm 40-70%. Khu vực RNM mới trồng mức độ suy giảm vận tốc do dòng chảy trong các điều kiện bình thường và bão khoảng 40-50%. Vận tốc dòng chảy ở điều kiện bình thường và bão nhỏ trong RNM hầu hết có giá trị dưới 0,15m/s và dưới 0,25m/s (đối với bão lớn). Độ cao sóng lớn nhất sau RNM trong các điều kiện bình thường chỉ còn khoảng 0,1-0,15m. Hệ số suy giảm độ cao sóng không biến động nhiều giữa các mặt cắt khác nhau ở khu vực này và có giá trị khoảng (mùa khô) và 30-60% (vào mùa mưa). Trong điều kiện bão nhỏ, độ cao sóng lớn nhất sau RNM có giá trị khoảng 0,6-0,8m, hệ số suy giảm độ cao sóng trung bình khoảng . Đối với bão lớn độ cao sóng sau RNM lớn nhất chỉ còn 0,8-1,1m, với hệ số suy giảm độ cao sóng trung bình khoảng . HYDRODYNAMICS AND WAVES ATTENUATION IN THE MANGROVE FOREST IN COASTAL ZONE OF BANG LA- DAI HOP (HAI PHONG). Abstract: In this paper, we present results applying a numerical model to simulate hydrodynamics and wave attenuation in the mangrove forest in coastal zone of Bang La- Dai Hop (Hai Phong). Base on Delft3d model and bottom friction formulas of Baptist (2005) and Collins (1972), scenarios in the