Bài báo đề cập đến vấn đề tối ưu hoá các thông số quá trình nhằm cải thiện độ bền nén của sản phẩm. Các thông số được lựa chọn là: kiểu điền đầy, mật độ điền đầy, số lớp thành, bề dày lớp, góc raster. Phương pháp Taguchi được sử dụng để thiết kế thí nghiệm (DOE) và tối ưu hoá các thông số. Đồng thời sử dụng phân tích ANOVA để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các thông số đó đến độ bền nén của sản phẩm. | Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 20, số K5-2017 37 Tối ưu hóa thông số quá trình nhằm cải thiện độ bền nén của sản phẩm FDM (Fused Deposition Modeling) Huỳnh Hữu Nghị, Trần Minh Tôn, Nguyễn Hữu Thọ và Thái Thị Thu Hà Tóm tắt—Hiện nay, Công nghệ in 3D hay còn gọi là Công nghệ bồi đắp vật liệu (AM – Additive Manufacturing) được thế giới xem như là một công nghệ quan trọng của cách mạng công nghiệp . Trong các công nghệ in 3D, công nghệ FDM (Fused Deposition Modeling) là công nghệ phổ biến nhất. Chất lượng của sản phẩm AM nói chung và FDM nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào các thông số trong quá trình chế tạo sản phẩm. Bài báo đề cập đến vấn đề tối ưu hoá các thông số quá trình nhằm cải thiện độ bền nén của sản phẩm. Các thông số được lựa chọn là: kiểu điền đầy, mật độ điền đầy, số lớp thành, bề dày lớp, góc raster. Phương pháp Taguchi được sử dụng để thiết kế thí nghiệm (DOE) và tối ưu hoá các thông số. Đồng thời sử dụng phân tích ANOVA để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các thông số đó đến độ bền nén của sản phẩm Từ khóa—Độ bền nén, tối ưu hóa, FDM, ANOVA, Taguchi. 1 GIỚI THIỆU Công nghệ bồi đắp vật liệu (AM) đang được chú tâm bởi những lợi ích nó mang lại vô cùng to lớn. Nó có thể chế tạo sản phẩm một cách nhanh chóng với chi phí và thời gian được giảm đáng kể so với các công nghệ truyền thống. Từ dữ liệu thiết kế 3D trên máy tính (CAD – Computer Aided Design), Bài báo này được gửi vào ngày 19 tháng 06 năm 2017 và được chấp nhận đăng vào ngày 5 tháng 10 năm 2017. Nghiên cứu được tài trợ bởi Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM trong khuôn khổ Đề tài mã số TNCS-CK-201602. Huỳnh Hữu Nghị, Khoa Cơ khí, Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM (e-mail: hhnghi@) Trần Minh Tôn, Khoa Cơ khí, Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM. Nguyễn Hữu Thọ, Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQGHCM. (email: ) Thái Thị Thu Hà, Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQGHCM. (email: tttha2005@) các thiết bị AM tạo thành