Nghiên cứu ứng dụng chất lỏng phi Newton trong mài tinh bề mặt cầu

Trong bài báo này sẽ nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ mài, nồng độ dung dịch mài và kích thước hạt mài đến độ nhám bề mặt chi tiết. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng, tốc độ mài ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bề mặt gia công. Tốc độ gia công càng tăng thì độ nhám bề mặt càng giảm. Bên cạnh đó, nồng độ dung dịch mài cũng ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt gia công như tốc độ mài. | Science and Technology Development Journal, vol 20, 58 Nghiên cứu ứng dụng chất lỏng phi Newton trong mài tinh bề mặt cầu Nguyễn Đức Nam Tóm tắt—Trước đây, quá trình gia công mài tinh các bề mặt cầu ta phải trải qua nhiều bước gia công phức tạp để đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu. Để đơn giản hoá quá trình gia công này, hạt mài sẽ được trộn với chất kết dính để tạo thành một hỗn hợp dung dịch mài. Hỗn hợp dung dịch mài này sẽ không tuân theo quy luật Newton khi được chuyển động. Quá trình này sẽ tạo ra ứng suất cắt cho dung dịch mài tác động lên bề mặt gia công. Với phương pháp gia công bằng chất lỏng phi Newton thì bề mặt cầu phức tạp sẽ được gia công mài tinh bằng một quá trình gia công đơn giản. Trong bài báo này sẽ nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ mài, nồng độ dung dịch mài và kích thước hạt mài đến độ nhám bề mặt chi tiết. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng, tốc độ mài ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bề mặt gia công. Tốc độ gia công càng tăng thì độ nhám bề mặt càng giảm. Bên cạnh đó, nồng độ dung dịch mài cũng ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt gia công như tốc độ mài. Còn kích thước hạt mài dường như không ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt gia công. Kết quả độ nhám bề mặt cầu bằng thép có đường kính Ø 40mm sau khi gia công giảm từ Ra=130 nm xuống còn Ra = 23 nm. Từ khóa—Chất lỏng phi Newton, mài tinh bề mặt cầu, tốc độ mài, nồng độ dung dịch mài, kích thước hạt mài, độ nhám bề mặt. 1 GIỚI THIỆU nay, sự phát triển mạnh mẽ của ngành Ngày công nghiệp chất bán dẫn, thiết bị quan sát, dụng cụ quang học và quang điện tử đã làm tăng nhu cầu đối với các bề mặt cong. Các bề mặt cong đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực của Bài báo này được gửi vào ngày 27 tháng 05 năm 2017 và được chấp nhận đăng vào ngày 11 tháng 09 năm 2017. Nghiên cứu này được tài trợ bởi quỹ nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Trường Đại học Công nghiệp (mã số đề tài: 02/2016) Nguyễn Đức Nam, Khoa Cơ khí, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
102    87    1    25-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.