Bài báo này trình bày việc thiết kế cơ cấu đàn hồi dùng làm bộ khuếch đại cho cơ cấu tác động tạo vi chuyển động. Thiết kế bao gồm việc xây dựng cơ cấu khâu cứng tương đương, sau đó chuyển đổi sang cơ cấu đàn hồi, chọn lọc và tham số hóa các kích thước của cơ cấu đàn hồi và tối ưu hóa thiết kế sử dụng công cụ tối ưu của ANSYS. | Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 20, số K5-2017 5 Thiết kế tối ưu và mô phỏng cơ cấu đàn hồi dùng làm bộ khuếch đại của cơ cấu tạo vi chuyển động Nguyễn Văn Khiển, Ngô Nam Phương, Phạm Huy Hoàng, Phạm Huy Tuân Tóm tắt—Bài báo này trình bày việc thiết kế cơ cấu đàn hồi dùng làm bộ khuếch đại cho cơ cấu tác động tạo vi chuyển động. Thiết kế bao gồm việc xây dựng cơ cấu khâu cứng tương đương, sau đó chuyển đổi sang cơ cấu đàn hồi, chọn lọc và tham số hóa các kích thước của cơ cấu đàn hồi và tối ưu hóa thiết kế sử dụng công cụ tối ưu của ANSYS. Ngoài ra, bài báo còn sử dụng công cụ ResponseSurface của ANSYS Workbench để đánh giá ảnh hưởng của các biến thiết kế đến bài toán tối ưu nhằm mục đích khảo sát thêm độ nhạy của các biến thiết kế ảnh hưởng tới hàm mục tiêu của cơ cấu. Thiết kế này được lập mô hình phần tử hữu hạn và mô phỏng hoạt động nhằm chứng minh khả năng khuếch đại của cơ cấu. Kết quả chỉ ra rằng cơ cấu có độ khuếch đại lớn hơn 10. Từ khoá—Cơ cấu đàn hồi, cơ cấu khâu cứng, thiết kế tối ưu 1 GIỚI THIỆU ơ cấu đàn hồi đang được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới trong những năm gần đây nhằm tạo ra chuyển động nhỏ cỡ micron và có độ chính xác dưới micron, thậm chí nano nhưng chịu tải lớn. Việc sử dụng rộng rãi cơ cấu đàn hồi là do rất nhiều ưu điểm của nó so với cơ cấu truyền thống như: giảm độ mài mòn, tiếng ồn, độ rung và nhu cầu bôi trơn, trọng lượng nhẹ, độ chính xác tăng lên vì ma sát được loại bỏ, do đó dễ dàng thu nhỏ thiết bị [1]. Hiện nay các nghiên cứu tương tự chưa có nhiều ở C Bài báo này được gửi vào ngày 3 tháng 07 năm 2017 và được chấp nhận đăng vào ngày 10 tháng 09 năm 2017. Nguyễn Văn Khiển, Đại học Sư phạm Kỹ thuật (e-mail: 1500403@). Ngô Nam Phương, Trường Sĩ quan Không quân (e-mail: namphuongctm24@). Phạm Huy Hoàng, Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM (e-mail: phhoang@). Phạm Huy Tuấn, Đại học Sư phạm Kỹ thuật (e-mail: .