Nghiên cứu tối ưu hóa điều kiện nuôi cấy Cordyceps pseudomilitaris DL0015

Sinh khối nấm Cordyceps rất giàu các hợp chất có hoạt tính sinh học như adenosin, cordycepin, polisaccarit, protein. Vì thế, nhiều loài trong đó đã được nuôi trồng thu sinh khối để làm thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Trong các nghiên cứu trước đã tiến hành nghiên cứu phân lập, định danh nấm Cordyceps pseudomilitaris DL0015 và xác định môi trường tối ưu cho nuôi cấy. | Science and Technology Development Journal, vol 20, 2017 92 Nghiên cứu tối ưu hóa điều kiện nuôi cấy Cordyceps pseudomilitaris DL0015 Võ Thị Xuyến, Đinh Minh Hiệp, Trương Bình Nguyên, Vũ Thị Ngân, Đỗ Quang Dương, Ngô Kế Sương Tóm tắt— Sinh khối nấm Cordyceps rất giàu các hợp chất có hoạt tính sinh học như adenosin, cordycepin, polisaccarit, protein. Vì thế, nhiều loài trong đó đã được nuôi trồng thu sinh khối để làm thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Trong các nghiên cứu trước đã tiến hành nghiên cứu phân lập, định danh nấm Cordyceps pseudomilitaris DL0015 và xác định môi trường tối ưu cho nuôi cấy. Tiếp theo là kết quả nghiên cứu tối ưu hóa điều kiện nuôi cấy chủng nấm này để thu sinh khối giàu adenosin, polisaccarit và protein bằng việc sử dụng phần mềm BCPharSoft. 19 nghiệm thức dự đoán các thông số được thiết lập theo phần mềm BCPharSoft đã được thử nghiệm. Kết quả cho thấy các thông số đầu vào đạt tối ưu là: pH 6,7, chế độ chiếu sáng theo chu kỳ ngày đêm, nhiệt độ nuôi cấy 25 ± 2oC/16 ngày, tiếp theo 8 ± 2oC/7 ngày, sau đó 25 ± 2oC/7 ngày; các thông số đầu ra: sinh khối khô, hàm lượng adenosin, polisaccarit và protein đạt tương ứng là: 19,98g/l, 835,50mg/kg, 11,24% và 0,27%. Từ khóa— Cordyceps pseudomilitaris, sinh khối, adenosin, polisaccarit, protein, BCPharSoft. 1 MỞ ĐẦU ordyceps là nhóm nấm ký sinh trên côn trùng, từ lâu được sử dụng trong y học cổ truyền do giàu các hợp chất có hoạt tính sinh học như adenosin, cordycepin, polisaccarit, sterol Ngoài ra còn có các protein, peptit, axit amin, C Bài báo đã nhận vào ngày 15 tháng 3 năm 2017, đã được phản biện chỉnh sửa vào ngày 01 tháng 11 năm 2017. Võ Thị Xuyến, Trường ĐH Văn Lang, Khoa Môi trường Công nghệ Sinh học (email: vothixuyen@) Đinh Minh Hiệp, Ban quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh (email: dinhminhhiep@) Trương Bình Nguyên, Trường Đại học Đà Lạt (email: nguyentb@) Vũ Thị Ngân và Đỗ Quang .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.