Năm 1972 là bản lề của cuộc kháng chiến chống Mĩ, đồng thời là năm quyết định vận mệnh của dân tộc Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Mĩ muốn giành thắng lợi trên chiến trường để đi đến giành ưu thế trên bàn đàm phán. Biết rõ Liên Xô, Trung Quốc là hai nước viện trợ chủ yếu cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, Mĩ đã tiến hành ngoại giao tay ba Mĩ - Xô – Trung nhằm hạn chế sự giúp đỡ của hai nước này đối với Việt Nam. | TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 10(76) năm 2015 _ THẾ TAM GIÁC CỦA QUAN HỆ QUỐC TẾ MĨ – TRUNG – XÔ TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM NĂM 1972 NGUYỄN THỊ HƯƠNG* TÓM TẮT Năm 1972 là bản lề của cuộc kháng chiến chống Mĩ, đồng thời là năm quyết định vận mệnh của dân tộc Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Mĩ muốn giành thắng lợi trên chiến trường để đi đến giành ưu thế trên bàn đàm phán. Biết rõ Liên Xô, Trung Quốc là hai nước viện trợ chủ yếu cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, Mĩ đã tiến hành ngoại giao tay ba Mĩ - Xô – Trung nhằm hạn chế sự giúp đỡ của hai nước này đối với Việt Nam. Từ khóa: thế tam giác, ngoại giao, quân sự, Liên Xô, Mĩ, Trung Quốc. ABSTRACT The international relations triangle of America – China - the Soviet union in the Vietnam war 1972 1972 was the hinge of the resistance war against the US, as well as the decisive year of the destiny of Vietnamese people. Recognizing its importance, Americans wanted to win on the battlefields to get the upper hand in negotiations. Aware of the fact that the Soviet Union and China were the two main supporters of the resistance of the people of Vietnam, Americans conducted three-way diplomatic affairs in order to restrict the assistance of the two countries for Vietnam Keywords: triangle, diplomatic, military, the Soviet Union, the US, China. 1. Đặt vấn đề Trong những năm 1970–1971, cách mạng Việt Nam đã giành nhiều thắng lợi trên chiến trường, gây khó khăn và tổn thất lớn cho quân đội Mĩ. Để cứu vãn cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam, năm 1972, Mĩ tiến hành ngoại giao tay ba Mĩ – Liên Xô – Trung Quốc với ý đồ kiềm chế, giữ chân Liên Xô và Trung Quốc để không trực tiếp can thiệp vào cuộc chiến, giảm viện trợ quân sự của hai nước này đối với Việt Nam. Bài viết góp phần tìm hiểu chính sách ngoại giao tay ba của Mĩ trong thế tam giác chiến lược Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc đối với .