Về đặc trưng của thể tài chân dung văn học - Hà Thị Kim Phượng

Bài viết cho thấy các trí thức Sài Gòn “trưng dụng” Dostoievski theo cách thức “nội hóa” những “yếu tố ngoại sinh”, đưa một nhà văn ngoại quốc gia nhập thời cuộc một dân tộc khác, và bằng cách ấy đã kéo dài và gia tăng giá trị di chúc văn hóa của ông. Cách tiếp nhận này có phần đi ra từ một “Dostoievski đích thực”, phần khác đi ra từ nhu cầu có một “Dostoievski khác với nguyên bản” để đáp ứng đời sống thực tại. | Hà Thị Kim Phượng TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM _ VỀ ĐẶC TRƯNG CỦA THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC HÀ THỊ KIM PHƯỢNG* TÓM TẮT Bài báo làm rõ đặc trưng của chân dung văn học từ góc nhìn thể tài. Đây là thể tài văn học khắc họa gương mặt, “chân dung tinh thần” của các nhà văn nhằm khẳng định tài năng, đóng góp của họ. Thể tài này có sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa yếu tố kí, yếu tố phê bình và sáng tác văn chương. Bài báo cũng tiến hành so sánh, phân biệt chân dung văn học với các thể văn khác gần gũi với nó. Từ khóa: chân dung văn học, đặc trưng thể tài, chân dung, khái niệm chân dung văn học. ABSTRACT Characteristics of literary portrait This article analyses characteristics of literary portrait as a genre. Literary portrait features the “spiritual image” of authors, from which their talents and contributions can be confirmed. This genre is a mixture of biographical narration, literary criticism, and stylistic creativity. The article also distinguishes literary portrait from other close literary genres. Keywords: literary portrait, genre characteristic, portrait, concept of literary portrait. 1. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, trong một bài viết đăng báo Văn nghệ đã nhận xét rằng: “Cái từ chân dung gần như đang thành mốt Chẳng hiểu sao mà các từ “tác giả”, “tiểu sử” lại đang bị thay bằng “gương mặt”, “vẻ mặt” và sau đó là “chân dung”. Và ông nhắc nhở: “Cần phân giới thế nào để không quá dễ dãi trong cách hiểu thể tài chân dung văn học” [2]. Nhận xét này vẫn rất chính xác trong bối cảnh các sáng tác được gọi là “chân dung văn học” liên tục ra đời trong những năm gần đây. Dường như chân dung văn học đang được sự quan tâm, chú ý của nhiều giới: nhà văn, nhà phê bình, bạn bè, người thân của nhà văn, bạn đọc. Bên cạnh các tập chân dung văn học của Tô Hoài (Những gương mặt – Nxb Tác phẩm mới, 1988), Vương Trí Nhàn (Những kiếp hoa dại – Nxb Hội Nhà văn, 1994), Bùi Ngọc .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.