Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực: cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam - Trần Ngọc Sơn

Bài viết tổng quan về RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực), phân tích những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp cho Việt Nam nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế từ RCEP. | HiệpTẾ địnhHỌC Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực. CHÍNH TRỊ - KINH Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực: cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam Kim Ngọc * Trần Ngọc Sơn ** Tóm tắt: Hiện nay, Việt Nam đang tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), bao gồm các hiệp định song phương và các hiệp định trong khuôn khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong số đó, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) bao gồm các nước ASEAN và 6 đối tác đối thoại khu vực đã được khởi xướng tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào tháng 11-2012. Theo kế hoạch, tháng 12-2015 RCEP sẽ được ký kết giữa 10 nước ASEAN và 6 nước đối tác (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand). RCEP ra đời sẽ tác động lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước, trong đó có Việt Nam. Bài viết tổng quan về RCEP; phân tích những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam; trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp cho Việt Nam nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế từ RCEP. Từ khóa: Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực; cơ hội; thách thức; doanh nghiệp; lợi ích kinh tế; Việt Nam. 1. Tổng quan về RCEP RCEP là một hiệp định thương mại tự do bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 6 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand) (FTA ASEAN + 6). RCEP chính thức được khởi động đàm phán tại Phnôm Pênh, Campuchia bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 21, dựa trên nguyên tắc cơ bản là mở rộng và đẩy mạnh hơn nữa cam kết của khối 10 nước ASEAN với các đối tác thương mại tự do khu vực. Mục tiêu của RCEP là tích hợp các FTA khác nhau mà 10 nước ASEAN đã ký với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ và Trung Quốc (FTA ASEAN + 1) thành một Hiệp định toàn diện để tối đa hóa các lợi ích kinh tế. Với sự tham gia của 16 nước Đông Á, RCEP sẽ tạo ra một trong những khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, bên cạnh Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), gồm hơn 3 tỷ người .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.