Cách mạng tháng Tám trong ký ức nhà sử học Trần Huy Liệu - Trần Đức Cường

Có những người vốn là chiến sĩ cách mạng, từng tham gia các sự kiện lịch sử quan trọng, sau này trở thành nhà sử học viết lại chính sự kiện đã trải qua góp phần tạo nên sự chân thật và sống động cho sử học. Giáo sư, Viện sĩ Trần Huy Liệu là một trong số những người hiếm hoi ấy. Ông là nhà yêu nước, là chiến sĩ cách mạng kiên trung trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, sau trở thành nhà sử học nổi tiếng, có uy tín trong và ngoài nước. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 9(94) - 2015 LỊCH SỬ số - KHẢO CỔ - DÂN TỘC HỌC Cách mạng tháng Tám trong ký ức nhà sử học Trần Huy Liệu Trần Đức Cường * Tóm tắt: Có những người vốn là chiến sĩ cách mạng, từng tham gia các sự kiện lịch sử quan trọng, sau này trở thành nhà sử học viết lại chính sự kiện đã trải qua góp phần tạo nên sự chân thật và sống động cho sử học. Giáo sư, Viện sĩ Trần Huy Liệu là một trong số những người hiếm hoi ấy. Ông là nhà yêu nước, là chiến sĩ cách mạng kiên trung trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, sau trở thành nhà sử học nổi tiếng, có uy tín trong và ngoài nước. Từ khóa: Cách mạng tháng Tám; Nhà sử học; Trần Huy Liệu. Trần Huy Liệu sinh ngày 5 tháng 11 năm 1901 trong một gia đình nhà nho yêu nước tại làng Vân Cát, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Sinh ra và lớn lên trong cảnh mất nước, ông đã sớm tham gia các hoạt động yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược. Từ năm 18 tuổi, Trần Huy Liệu đã làm thơ, viết báo thể hiện lòng yêu nước. Ông tích cực tham gia các hoạt động chính trị trong phong trào yêu nước và dân chủ vào các năm giữa và cuối thập kỷ 20 của thế kỷ XX. Ông viết nhiều bài báo đả kích chế độ thuộc địa trên tờ Nông cổ mín đàm xuất bản ở Nam Kỳ. Năm 1925, Trần Huy Liệu làm chủ bút tờ Đông Pháp thời báo. Qua tờ báo, ông góp phần phát động phong trào đấu tranh đòi thực dân Pháp trả tự do cho nhà yêu nước Phan Bội Châu lúc ấy đang bị giam giữ tại Hà Nội, tổ chức đám tang Phan Chu Trinh và đấu tranh đòi thả Nguyễn An Ninh bị giam tại Khám lớn Sài Gòn và tham gia thành lập Đảng Thanh niên Việt Nam. Năm 1928, Trần Huy Liệu thành lập Nhà xuất bản Cường học thư xã, cho ấn hành nhiều cuốn sách cổ vũ tinh thần yêu nước chống áp bức và góp phần nâng cao dân trí, Trần Huy Liệu tham gia Việt Nam Quốc dân Đảng, một tổ chức tiểu tư sản yêu 74 nước, chống Pháp lúc ấy và trở thành yếu nhân của Đảng. Với những hoạt động yêu nước như đã nêu, Trần Huy Liệu bị thực dân Pháp bắt giam vào cuối năm 1929. Ông bị kết án 5 năm tù và đày ra Côn Đảo. Nhà tù đế

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.