Sự phát triển của tư tưởng chính trị nho giáo Việt Nam từ đầu công nguyên đến cuối thế kỷ XIV - Nguyễn Hoài Văn

Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ đầu Công Nguyên. Trong thời kỳ Bắc thuộc, tư tưởng chính trị Nho giáo còn mờ nhạt, chỉ dừng lại xung quanh thế lực ngoại bang, gắn với chính quyền đô hộ. Sau khi Việt Nam giành được độc lập, tư tưởng chính trị Nho giáo bắt đầu phát huy tác dụng của nó và được các triều đại tiếp nhận một cách tự giác, như một xu thế khách quan, trở thành công cụ quyền lực của nhà nước phong kiến dân tộc. Bài viết này trình bày sự phát triển của tư tưởng chính trị nho giáo Việt Nam từ đầu công nguyên đến cuối thế kỷ XIV, mời bạn đọc cùng tham khảo. | Tạp chí Khoa học xã hộiNGÔN Việt Nam,NGỮ số 9(94) - 2015 HỌC - VĂN - VĂN HÓA Sự phát triển của tư tưởng chính trị nho giáo Việt Nam từ đầu công nguyên đến cuối thế kỷ XIV Nguyễn Hoài Văn * Tóm tắt: Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ đầu Công Nguyên (CN). Trong thời kỳ Bắc thuộc, tư tưởng chính trị Nho giáo còn mờ nhạt, chỉ dừng lại xung quanh thế lực ngoại bang, gắn với chính quyền đô hộ. Sau khi Việt Nam giành được độc lập, tư tưởng chính trị Nho giáo bắt đầu phát huy tác dụng của nó và được các triều đại tiếp nhận một cách tự giác, như một xu thế khách quan, trở thành công cụ quyền lực của nhà nước phong kiến dân tộc. Đến cuối thế kỷ XIV, Hồ Quý Ly đã bước đầu vận dụng triệt để những nguyên tắc trị nước của Nho giáo để xây dựng và củng cố nhà nước trung ương tập quyền thống nhất. Nhưng phải đến nửa cuối thế kỷ XV, dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông, Nho giáo mới trở thành hệ tư tưởng thống trị. Từ khóa: Tư tưởng chính trị; Nho giáo; Việt Nam; sự phát triển. 1. Dân tộc là một quá trình phát triển, do con người hoạt động dung hợp với văn hoá và lịch sử mà hình thành nên. Đời sống văn hoá tinh thần và tư tưởng, vì thế có lịch sử phát triển gắn với lịch sử của dân tộc. ý thức về quốc gia dân tộc cũng như tư tưởng xây dựng một nhà nước độc lập ngang hàng với Trung Quốc của người Việt Nam, về cơ bản được hình thành trong thời Bắc thuộc và ngày càng được khẳng định cùng với sự tiếp thu Nho giáo từ Trung Quốc vào diễn ra đồng thời với quá trình xâm lược và thực hiện âm mưu đồng hoá của các triều đại phong kiến phương Bắc. Đến Việt Nam, người Hán đưa vào hệ thống chính trị của họ, cách tổ chức xã hội cùng với quan niệm và tư tưởng trung quân của Nho giáo. Trường học dạy chữ Hán bắt đầu được mở, chính quyền đô hộ muốn tạo ra một tầng lớp mới trong xã hội Việt Nam, tầng lớp có học thức - các nhà nho và chỉ với tầng lớp này nền văn minh Trung Hoa mới được truyền bá và có giá trị. Đó là việc làm có chủ định của nhà Hán nhằm thực hiện âm 104 mưu đồng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.