Chiến lược Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc - Trần Ngọc Sơn

Chiến lược Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc được bắt nguồn từ lịch sử như là sự tồn tại một con đường tơ lụa trên bộ và một con đường tơ lụa trên biển kết nối Trung Quốc với các nước Châu Á, Châu Phi và Châu Âu. Trong gần bốn thập kỷ cải cách, Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống đường cao tốc, đường sắt từ bắc vào nam, từ phía đông sang khu vực kém phát triển phía tây và tây nam. Sau khi thực hiện được điều này, Trung Quốc coi đó là cơ hội để liên kết với các khu vực ở Nam Á, Châu Âu, Châu Phi và thậm chí cả Châu Mỹ. | đường tơ lụa mới của Trung Quốc CHÍNH TRỊ - Chiến KINHlược TẾCon HỌC Chiến lược Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc Trần Ngọc Sơn * Tóm tắt: Chiến lược Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc được bắt nguồn từ lịch sử như là sự tồn tại một con đường tơ lụa trên bộ và một con đường tơ lụa trên biển kết nối Trung Quốc với các nước Châu Á, Châu Phi và Châu Âu. Trong gần bốn thập kỷ cải cách, Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống đường cao tốc, đường sắt từ bắc vào nam, từ phía đông sang khu vực kém phát triển phía tây và tây nam. Sau khi thực hiện được điều này, Trung Quốc coi đó là cơ hội để liên kết với các khu vực ở Nam Á, Châu Âu, Châu Phi và thậm chí cả Châu Mỹ. Từ khóa: Con đường tơ lụa; chiến lược; Trung Quốc. 1. Ý tưởng về một Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa mới Trong chuyến thăm các nước cộng hòa Trung Á tháng 10/2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố ý tưởng về một Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa mới để kết nối chặt chẽ kinh tế, tăng cường hợp tác và mở rộng phát triển trong khu vực Á Âu. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho tất cả người dân dọc theo tuyến đường. Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa mới sẽ chủ yếu được định hình dọc theo các tuyến đường sắt kết nối nhiều thành phố ở miền Tây Trung Quốc tới Châu Âu qua Trung Á, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, khu vực Balkan và Cápcadơ trên khắp lục địa Á - Âu dài km. Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề nghị kết nối giao thông cần phải được cải thiện để mở đường cho việc kết nối các khu vực chiến lược từ Thái Bình Dương sang Biển Baltic và dần dần hướng tới việc thiết lập hệ thống giao thông kết nối Đông, Tây và Nam Á. Ông cũng kêu gọi các thành viên trong khu vực thúc đẩy việc thiết lập hệ thống tài chính nội khối để tăng cường khả năng chống đỡ những rủi ro tài chính và cải thiện năng lực cạnh tranh toàn cầu. Các nhà chức trách Trung Quốc coi cơ sở hạ tầng giao thông này là bước đầu tiên hướng tới việc tạo ra một “hành lang kinh tế” Á - Âu, theo đó cho phép sự phát triển của các nền kinh tế Trung Á không tiếp giáp .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.