Quản lý xã hội phải dựa vào luật pháp là chủ đạo; bên cạnh việc nỗ lực đưa pháp luật vào nông thôn, còn phải dân chủ hóa xã hội nông thôn, phải lưu ý đến việc giải quyết vấn đề quản lý xã hội nông thôn còn đậm đặc nhiều yếu tố của truyền thống, một xã hội đang vận động, chưa phát triển, cái mới đã có nhưng chưa được khẳng định rõ nét, cái cũ chưa mất. Bài viết này tập trung đề cập đến mối quan hệ giữa pháp luật và hương ước ở nông thôn và biện pháp giải quyết, để biết thêm nội dung chi tiết. | ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ HƯƠNG ƯỚC Giải quyết mối NÔNG quan hệ giữa pháp luật và hương ước. TRONG QUẢN LÝ XÃ HỘI THÔN Giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật và hương ước ở nông thôn Bùi Xuân Đính * Tóm tắt: Trong việc xây dựng xã hội mới, Việt Nam phải giải quyết mối quan hệ giữa truyền thống và hiện tại trên nhiều phương diện. Về mặt quản lý xã hội, quan hệ này thể hiện ở việc giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật và phong tục cùng các giá trị đạo đức của xã hội cũ, giữa hành chính và tự quản, giữa nhà nước với các đơn vị dân cư và các địa phương có những khác biệt nhau về nhiều mặt. Quá trình xây dựng xã hội mới ở nước ta là quá trình Đảng và Nhà nước từng bước nhận thức được vị trí và vai trò pháp luật và của việc quản lý xã hội bằng pháp luật, hình thành tư tưởng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đồng thời kế thừa kinh nghiệm của nhà nước phong kiến trong việc giải quyết mối quan hệ giữa làng và nước, giữa tự quản và hành chính, giữa phong tục và pháp luật. Từ khóa: Pháp luật; hương ước; nông thôn Việt Nam. 1. Quá trình xây dựng xã hội mới ở bất kỳ quốc gia nào cũng phải giải quyết mối quan hệ giữa truyền thống và hiện tại trên nhiều phương diện. Về mặt quản lý xã hội, mối quan hệ giữa truyền thống và hiện tại thể hiện ở việc giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật và phong tục cùng các giá trị đạo đức của xã hội cũ, giữa hành chính và tự quản, giữa nhà nước với các đơn vị dân cư và các địa phương vốn có những khác biệt nhau về nhiều mặt. Xã hội mới đòi hỏi phải được quản lý bằng pháp luật, hay là một “xã hội pháp trị”. Pháp luật tạo ra sự thống nhất, sự đồng thuận, đảm bảo lợi ích toàn cục; trong khi đó, những khác biệt của các đơn vị dân cư (thể hiện ở phong tục) và của các đơn vị hành chính địa phương (thể hiện ở tập quán quản lý) tạo ra sự phân tán và những lợi ích cục bộ, không tạo ra sự đồng thuận trên toàn cục, ảnh hưởng đến phát triển xã hội. Càng ở các xã hội tiền công nghiệp, hay xã hội công nghiệp giai đoạn phôi thai, tính dị biệt của .