Tuyên bố chung về hợp tác Đông Á được thông qua năm 1999 nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính Châu Á đã mở đầu cho giai đoạn hợp tác giữa các quốc gia Đông Á. Bài viết phân tích thực trạng hợp tác tài chính tiền tệ Đông Á, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp đẩy nhanh tiến trình hợp tác hướng đến xây dựng Cộng đồng Đông Á. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 12(97) - 2015LÝ TRIẾT - LUẬT - TÂM - XÃ HỘI HỌC Hợp tác tài chính tiền tệ Đông Á Kim Ngọc * Nguyễn Thị Tuyết * Tóm tắt: Tuyên bố chung về hợp tác Đông Á(1) được thông qua năm 1999 nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính Châu Á đã mở đầu cho giai đoạn hợp tác giữa các quốc gia Đông Á. Từ đó đến nay, các quốc gia Đông Á đang tích cực đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực: an ninh, chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế - tài chính, năng lượng và phát triển bền vững. Trong đó, hợp tác về tài chính tiền tệ Đông Á có vai trò quan trọng thúc đẩy tiến trình hợp tác kinh tế khu vực. Bài viết phân tích thực trạng hợp tác tài chính tiền tệ Đông Á, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp đẩy nhanh tiến trình hợp tác hướng đến xây dựng Cộng đồng Đông Á. Từ khóa: Hợp tác; tài chính tiền tệ; Đông Á. 1. Mở đầu Hợp tác tài chính tiền tệ Đông Á là quá trình mà các quốc gia Đông Á cùng tham gia đối thoại, điều chỉnh và phối hợp chính sách tài chính, tiền tệ nhằm cung cấp khả năng thanh khoản và ổn định tỷ giá hối đoái khu vực. Để thực hiện các mục tiêu này, các quốc gia Đông Á đã và đang thực hiện lộ trình hợp tác trong các lĩnh vực, như: giám sát kinh tế và đối thoại chính sách; hỗ trợ khả năng thanh khoản trong trường hợp khẩn cấp; phát triển thị trường trái phiếu khu vực; và can thiệp phối hợp nhằm ổn định tỷ giá hối đoái khu vực hướng đến thành lập Quỹ Tiền tệ Châu Á (AMF), Hệ thống Tiền tệ Châu Á (AMS) và Liên minh Tiền tệ Châu Á (AMU). Hợp tác tài chính tiền tệ Đông Á góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của mỗi quốc gia. 2. Nhân tố thúc đẩy hợp tác tài chính tiền tệ Đông Á . Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 và thế giới 2008 10 Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 đã dẫn tới sự phá sản của nhiều công ty tài chính, nhiều ngân hàng lớn ở các nước Đông Á. Trong khi đó, sự chậm chễ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các định chế tài chính lớn của Mỹ trong việc hạn chế hậu quả của khủng hoảng đã tác động xấu .