Tư tưởng trị quốc của Gia Long - Lê Thị Lan

Gia Long là vị vua sáng lập triều Nguyễn. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, triều Nguyễn đã trị vì một đất nước thống nhất, rộng lớn từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau. Trong buổi đầu xây dựng triều đại, đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức Gia Long đã sử dụng kết hợp tư tưởng của Nho gia và Pháp gia trong việc trị quốc. | TRIẾT - LUẬT - TÂM LÝ - XÃ HỘI HỌC Lê Thị Lan Tư tưởng trị quốc của Gia Long Lê Thị Lan * Tóm tắt: Gia Long là vị vua sáng lập triều Nguyễn. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, triều Nguyễn đã trị vì một đất nước thống nhất, rộng lớn từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau. Trong buổi đầu xây dựng triều đại, đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức Gia Long đã sử dụng kết hợp tư tưởng của Nho gia và Pháp gia trong việc trị quốc. Là vị tướng lão luyện chinh chiến nhưng đồng thời cũng tinh thông Nho học, Gia Long đã thành công trong việc quản lý đất nước sau nội chiến, đặt nền móng vững chắc cho vương triều Nguyễn, củng cố địa vị thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tư tưởng trị quốc của ông là nền tảng cho tư tưởng trị quốc của triều Nguyễn. Từ khóa: Gia Long; triều Nguyễn; trị quốc; Nho gia; Pháp gia. 1. Mở đầu Từ trước tới nay, khi nghiên cứu về tư tưởng triều Nguyễn, các nhà nghiên cứu thường coi Gia Long như một vị võ tướng mà ít chú ý tới khía cạnh tư tưởng của ông. Điều này có nguyên nhân một phần từ sự thiếu vắng các trước tác do chính ông soạn thảo. Tuy nhiên, khi nghiên cứu giai đoạn lịch sử thập niên cuối thế kỷ XVIII và hai thập niên đầu thế kỷ XIX (giai đoạn Nguyễn Ánh, sau là Gia Long, từng bước khôi phục lại địa vị và quyền lực của nhà Nguyễn trong cuộc nội chiến với nhà Tây Sơn và thâu tóm toàn bộ lãnh thổ Đàng Trong và Đàng Ngoài, lập nên triều Nguyễn cai trị toàn bộ đất nước), chúng ta thấy Gia Long là một chính trị gia có những tư tưởng trị quốc đặc sắc. Những tư tưởng này đã được hiện thực hoá vào quá trình giành lại quyền lực từ nhà Tây Sơn, củng cố quyền thống trị đất nước của triều Nguyễn giai đoạn đầu và ảnh hưởng mạnh mẽ, lâu dài tới toàn bộ hệ tư tưởng chính thống của triều Nguyễn về sau. Tư tưởng trị quốc của Gia Long bao gồm các nội dung về chính trị - xã hội, kinh tế, văn hoá - giáo dục, quân sự và tư tưởng đối ngoại (đối với Trung Hoa, Thái Lan, Lào, Cămpuchia, phương Tây.). 2. Tư tưởng về chính trị - xã hội Sau khi lấy lại Gia Định từ nhà

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.