Tư tưởng trọng Nho giáo của Hồ Quý Ly và Nguyễn Trãi - Đào Vũ Vũ

Việt Nam vào cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV đứng trước bài toán chuyển đổi ý thức hệ từ Phật giáo sang Nho giáo do nhu cầu củng cố, phát triển và bảo vệ đất nước. Cả Hồ Quý Ly và Nguyễn Trãi đều chủ trương đặt Nho giáo làm ý thức hệ trung tâm. Hồ Quý Ly chủ trương Nho giáo với các giá trị thực dụng nhưng lại thất bại trong việc lấy lòng dân. Còn Nguyễn Trãi đề cao giá trị nhân nghĩa trong Nho giáo để lấy lòng dân, đoàn kết cộng đồng để giành lại độc lập cho dân tộc và xây dựng nên nhà Lê. | TRIẾT - LUẬT - TÂM LÝ - XÃ HỘI HỌC Đào Vũ Vũ Tư tưởng trọng Nho giáo của Hồ Quý Ly và Nguyễn Trãi Đào Vũ Vũ * Tóm tắt: Việt Nam vào cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV đứng trước bài toán chuyển đổi ý thức hệ từ Phật giáo sang Nho giáo do nhu cầu củng cố, phát triển và bảo vệ đất nước. Cả Hồ Quý Ly và Nguyễn Trãi đều chủ trương đặt Nho giáo làm ý thức hệ trung tâm. Hồ Quý Ly chủ trương Nho giáo với các giá trị thực dụng nhưng lại thất bại trong việc lấy lòng dân. Còn Nguyễn Trãi đề cao giá trị nhân nghĩa trong Nho giáo để lấy lòng dân, đoàn kết cộng đồng để giành lại độc lập cho dân tộc và xây dựng nên nhà Lê. Từ khóa: Nho giáo; nhân nghĩa; Hồ Quý Ly; Nguyễn Trãi. 1. Mở đầu Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, tam giáo (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo) hòa đồng là xu thế chảy ngầm và chủ đạo. Tuy nhiên, vị trí của 3 tôn giáo đó không phải như nhau. Cuối nhà Hồ đầu nhà Lê là giai đoạn chuyển giao từ tư tưởng lấy Phật giáo làm trung tâm sang tư tưởng lấy Nho giáo làm trung tâm. Hai nhân vật đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao này là Hồ Quý Ly và Nguyễn Trãi. Cả Hồ Quý Ly và Nguyễn Trãi đều là những người chủ trương dùng Nho giáo làm nền tảng cho quốc gia. Xu thế sử dụng Nho giáo để chấn chỉnh đất nước là xu thế tất yếu lúc bấy giờ. Tuy nhiên, cách thức lấy Nho giáo làm trung tâm của mỗi người lại khác và vì thế tạo ra những hiệu quả khác nhau. Công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly nhanh chóng bị tiêu tan khi dân tộc rơi vào cảnh ngoại xâm. Nhà Hồ không được các sử gia của Đại việt sử ký toàn thư đặt vào chính sử. Trong khi đó, Nguyễn Trãi cùng với Nho giáo đã giúp dân tộc giành lại độc lập, dựng lên nhà Lê, chính thức đặt Nho giáo làm ý thức hệ trung tâm của xã hội. 2. Tư tưởng trọng Nho giáo của Hồ Quý Ly(*) Hồ Quý Ly (1336 - 1407) là người mà chỉ trong vòng 16 năm (từ năm 1371 đến năm 1387) đã đứng trên đỉnh cao danh vọng, nắm quyền bính quốc gia và chủ trương cải cách kiên quyết. Năm 1398, Hồ Quý Ly tự xưng là Đại vương, thay vua giữ chính quyền và đến năm 1400 thì

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.