Triết lý nhân sinh của Thiền Đại thừa thời Lý-Trần - Nguyễn Lan Anh

Triết lý nhân sinh của Thiền Đại thừa được ưa chuộng trong triều đình thời Lý - Trần, rồi dần lan tỏa trong dân gian và có ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội thời kỳ này, đồng thời trở thành ngọn nguồn cho những thắng lợi trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng và có tác động lớn tạo nên sức mạnh quân sự - nền tảng quan trọng nhất cho những chiến công vẻ vang thời đại Lý - Trần. Bài viết tìm hiểu về triết lý nhân sinh của Phật giáo Đại thừa với sức mạnh của thời Lý - Trần. | TriếtHỘI lý nhân sinh của Thiền Đại thừa. TRIẾT - LUẬT - TÂM LÝ - XÃ HỌC Triết lý nhân sinh của Thiền Đại thừa thời Lý - Trần Nguyễn Lan Anh * Tóm tắt: Trong tiến trình phát triển lịch sử dân tộc Việt Nam, Phật giáo là một trong những hệ tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Ảnh hưởng này đặc biệt rõ nét ở thời Lý - Trần. Phật giáo đầu thời Lý - Trần cũng xuất hiện nhiều trường phái, nhưng sau chỉ còn lại Thiền (cụ thể là Thiền Đại thừa), phát triển thành tông phái độc lập. Triết lý nhân sinh của Thiền Đại thừa ngày càng được ưa chuộng trong triều đình, rồi dần lan tỏa trong dân gian và có ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội thời kỳ này, đồng thời trở thành ngọn nguồn cho những thắng lợi trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng và có tác động lớn tạo nên sức mạnh quân sự - nền tảng quan trọng nhất cho những chiến công vẻ vang thời đại Lý - Trần. Bài viết tìm hiểu về triết lý nhân sinh của Phật giáo Đại thừa với sức mạnh của thời Lý - Trần. Từ khóa: Phật giáo; nhân sinh quan; Thiền Đại thừa; thời Lý - Trần. 1. Khái lược Thiền Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thời Lý - Trần Phật giáo Ấn Độ theo đường biển truyền vào nước ta từ những năm đầu Công nguyên. Ngay ở thời kỳ này, Phật giáo đã có hệ thống kinh điển Đại thừa mang tính thiền học, “khuynh hướng Thiền - hay đúng hơn là tiền Thiền - đã xuất hiện ở Việt Nam từ thế kỷ III, với Khương Tăng Hội, làm cơ sở cho sự tiếp nhận và phát triển Thiền tông về sau”(1). Đến thế kỷ IV, V tại Giao Châu, Thiền Đại thừa cũng đã được phát triển với các bậc danh Tăng như Huệ Thắng, Đạo Thiền. Các vị này còn truyền bá Thiền Đại thừa sang Trung Quốc, trước khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma sang, trước cả khi Tỳ Ni Đa Lưu Chi từ Trung Quốc xuống Việt Nam truyền dòng Thiền đầu tiên. Có thể khẳng định ở thời kỳ đầu, Phật giáo truyền vào nước ta chủ yếu là Phật giáo Đại thừa với khuynh hướng Thiền. Sang thế kỷ VI, Phật giáo Việt Nam tiếp nhận thêm những đoàn truyền giáo từ Trung Hoa. Lúc này, Phật giáo Trung Hoa đã dần

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
46    102    3    19-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.